Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tại TP HCM sẽ đi vào hoạt động từ ngày 22/12. Đây là tuyến metro dài và đắt nhất Việt Nam khi có mức đầu tư lên tới 43.757 tỷ đồng, với tổng chiều dài gần 20km.
Trung tâm quản lý giao thông công cộng (Sở Giao thông vận tải TP HCM) cho biết, 17 tuyến và 150 xe bus điện đã sẵn sàng lăn bánh khi tuyến Metro số 1 chính thức vận hành thương mại.
CTCP Xe khách Phương Trang Futabuslines là nhà thầu đảm nhận việc khai thác các tuyến xe trên, đối tác cung cấp xe cho công ty là một nhà máy ở Huế.
Theo tìm hiểu, CTCP Kim Long Motor Huế là đơn vị cung cấp 150 xe bus cho Phương Trang. Công ty này được thành lập vào tháng 4/2018, có địa chỉ nằm tại xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngành nghề kinh doanh chính ban đầu của công ty là đại lý ô tô và xe có động cơ khác. Tháng 9/2023, Kim Long thay đổi ngành nghề kinh doanh chính sang “sản xuất ô tô và xe có động cơ khác”.
Cập nhật từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ ban đầu của công ty là 500 tỷ đồng, trong đó CTCP Kim Long Nam nắm 90% vốn, ông Nguyễn Hải Đăng và ông Nguyễn Trí Dũng cùng nắm 5% vốn.
Đến tháng 11/2020, công ty nâng vốn điều lệ lên 680 tỷ đồng. Tháng 11/2024, Kim Long nâng vốn điều lệ gấp gần 6 lần, từ 680 tỷ đồng lên 3.977 tỷ đồng, song, chi tiết về cơ cấu cổ đông không được công bố.
Công ty hiện là chủ đầu tư dự án khu công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Kim Long Motor Huế có tổng diện tích quy hoạch giai đoạn một hơn 600 ha, được định hướng trở thành trung tâm về sản xuất ô tô và linh kiện phụ tùng ô tô với mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 80% - 90% trước quý II/2026.
Riêng với nhà máy sản xuất, lắp ráp xe thương mại của công ty hiện có công suất 50.000 xe/năm, diện tích 38 ha, vốn đầu tư lên tới 3.500 tỷ đồng và đi vào sản xuất từ tháng 11/2023.
Theo website của công ty, nhà máy này được trang bị hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa, đáp ứng yêu cầu sản xuất, lắp ráp đa dạng các phân khúc và chủng loại xe bus (bus ghế ngồi, bus giường nằm, bus công cộng, minibus…), xe tải đa dạng tải trọng và xe chuyên dụng...
Kim Long cho biết các sản phẩm của nhà máy sử dụng động cơ đạt tiêu chuẩn khí thải từ Euro 5 trở lên, thân thiện với môi trường, không chỉ đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước mà lấy mục tiêu xuất khẩu làm trọng tâm.
Mẫu ô tô điện này xuất hiện sau màn hợp tác giữa Kim Long, CTCP Đầu tư Tập đoàn Phương Trang (Futa Group) và Dongfeng Dana Axle (Trung Quốc) hồi tháng 11 với thoả thuận chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất và phân phối độc quyền các sản phẩm cầu ô tô, bao gồm cầu xe động cơ đốt trong và cầu xe động cơ điện, tại Việt Nam.
Thông cáo cho biết, thông qua hợp tác chiến lược, Kim Long Motor được cấp quyền sản xuất các dòng cầu xe và hỗ trợ xây dựng dây chuyền sản xuất tiên tiến tại khu công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô Kim Long Motor Huế. Cụ thể, công ty sẽ sản xuất hàng loạt các loại cầu xe từ cầu xe động cơ đốt trong đến cầu xe điện, với công suất đạt 80.000 cầu xe mỗi năm, tương đương với 40.000 xe thương mại và tỉ lệ tự động hoá cao nhất (hơn 60%).
Trước đó, Kim Long liên tục bắt tay với các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực ô tô.
Chẳng hạn, ngày 23/8, xe bus giường nằm mang thương hiệu Kimlong 99 được trang bị động cơ Yuchai K11 ra đời. Sự kiện này diễn ra sau lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Kim Long và Yuchai (Trung Quốc) và động thổ xây dựng nhà máy sản xuất chế tạo động cơ Kim Long Huế.
Theo giới thiệu, sản phẩm xe bus trên được nghiên cứu, phát triển và sản xuất tại khu công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Kim Long Huế.
Đến ngày 27/8, Kim Long Motor, Futa Group, và Yuchai tiếp tục ký kết hợp tác về sản xuất tại Việt Nam.
Ông Đào Viết Ánh - Phó Tổng giám đốc Futa Group, Tổng Giám đốc Futabuslines cho biết: “Chúng tôi xem đây như là quả tim cho chiến lược phát triển sản phẩm xe ô tô hiện đại Made in Viet Nam mang thương hiệu Kim Long, đáp ứng mục tiêu chiến lược đứng đầu thị trường xe thương mại tại Việt Nam và xuất khẩu”.
Vị lãnh đạo cũng nhấn mạnh sự kết hợp trên sẽ mang đến giải pháp tối ưu về tiêu hao nhiên liệu của động cơ, giúp các doanh nghiệp vận tải hành khách tối ưu hóa bài toán chi phí vận hành, từ đó giảm giá thành dịch vụ.
Theo kỳ vọng, nhà máy sản xuất chế tạo động cơ Kim Long Huế sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất nội tại, phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu sang thị trường khu vực ASEAN và Hàn Quốc, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tại COP26 mới đây, Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng (Net Zero) vào năm 2050. Trong số những việc cần làm, xanh hóa hệ thống phương tiện di chuyển công cộng dường như đang được ưu tiên thực hiện.
Hà Nội và TP HCM sẽ chuyển đổi hệ thống xe bus công cộng sang loại xe xanh. Trong đó, Hà Nội dự kiến đến năm 2040, 100% xe bus tại thành phố sẽ chuyển đổi thành xe bus điện.
Tại TP HCM, trong giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2029, chuyển đổi xe bus sang loại xe bus điện sẽ là ưu tiên trước mắt. Thành phố cũng xác định rằng có thể đầu tư xe bus sử dụng CNG trong giai đoạn quá độ sang xe bus điện đối với các tuyến đang vận hành. Song, việc chuyển đổi sẽ cần tiến tới mục tiêu là từ năm 2030, toàn bộ xe bus tại TP HCM sẽ là xe sử dụng năng lượng xanh.
Ngoài Kim Long, một đơn vị sản xuất bus điện khác ở Việt Nam là VinFast. Hiện tại, mạng lưới xe bus điện của Vinfast đã mặt ở 5 thành phố là Hà Nội, TP HCM, Phú Quốc, Hải Phòng và Nha Trang.
Thị trường ô tô cũ trong nửa đầu năm 2024 đã chứng kiến sự tăng giá đáng kể với mức tăng trung bình từ 5-10% so với năm 2023. Điều này là kết quả của nhiều yếu tố tác động đến nhu cầu mua sắm ô tô đã qua sử dụng. Xu hướng này phản ánh sự thay đổi trong lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam.
Khu vực núi Chín Khúc sẽ có công viên chuyên đề, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với cảnh quan đồi núi đặc trưng bảo vệ môi trường và cảnh quan tự nhiên.
31 siêu xe và 7 môtô phân khối lớn có tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng bị thu giữ, trong đó có một số xe độc nhất Việt Nam và thuộc phiên bản giới hạn trên toàn cầu.
Thanh Long (TP HCM) phải đến cửa hàng mua đồ sau bốn ngày chưa thể nhận hàng online vì cuộc trao đổi "như đi vào ngõ cụt" với chatbot.