Giá cà phê hôm nay 20/7: Kết thúc tuần tăng mạnh, giá cà phê trong nước chạm mốc 94.000 đồng/kg

Cùng với xu hướng khởi sắc của thị trường thế giới, giá cà phê trên thị trường nội địa tuần qua tăng mạnh 3.500 – 4.000 đồng/kg so với tuần trước, lên mức 93.500 – 94.000 đồng/kg. Đà tăng này được hỗ trợ bởi thông tin Mỹ dự định áp thuế 50% đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Brazil.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Kết thúc tuần qua, giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 93.500 – 94.000 đồng/kg, tăng 3.400 – 3.700 đồng/kg so với tuần trước.

Cụ thể, giá cà phê tại Đắk Nông hiện đang được thu mua ở mức cao nhất là 94.000 đồng/kg, tăng 3.700 đồng/kg trong tuần qua.

Tại Đắk Lắk và Gia Lai, giá cà phê cùng được giao dịch ở mức 93.800 đồng/kg, tăng lần lượt 3.500 đồng/kg và 3.600 đồng/kg.

Trong khi đó, Lâm Đồng là địa phương có giá tăng mạnh nhất 4.000 đồng/kg, lên 93.500 đồng/kg.

Thị trường

Ngày 20/7

Thay đổi so với tuần trước

Đắk Lắk

93.800

+3.500

Lâm Đồng

93.500

+4.000

Gia Lai

93.800

+3.600

Đắk Nông

94.000

+3.700

Tỷ giá USD/VND

25.950

+70

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank

 

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên sàn giao dịch London, giá cà phê trực tuyến robusta hợp đồng giao kỳ hạn tháng 9/2025 đóng cửa tuần qua ở mức 3.348 USD/tấn, tăng mạnh 4,1% (132 USD/tấn) so với tuần trước. Hợp đồng giao kỳ hạn tháng 11/2025 tăng 4,7% (150 USD/tấn), lên 3.322 USD/tấn.

Trên sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 9/2025 tăng tới 6% (17,1 US cent/pound) trong tuần qua, đạt 303,6 US cent/pound. Hợp đồng giao kỳ hạn tháng 11/2025 tăng 5,5% (15,5 US cent/pound), lên mức 295,95 US cent/pound.

Theo Reuters, giá cà phê tăng mạnh trong tuần qua do được thúc đẩy bởi thông tin Mỹ dự định áp thuế 50% đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Brazil, quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, bắt đầu từ ngày 1 tháng 8.

Khoảng một phần ba lượng cà phê tiêu thụ tại Mỹ đến từ Brazil. Nếu mức thuế này thực sự được áp dụng, nó sẽ gần như sẽ chặn đứng dòng chảy cà phê Brazil sang thị trường Mỹ – quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới.

"Mức thuế này của Mỹ cũng khiến việc mua thêm hàng gần như bất khả thi. Rủi ro quá lớn nếu không có hướng dẫn cụ thể," nhà môi giới Thiago Cazarini tại Brazil cho biết, khi đề cập đến thị trường nội địa.

Các nhà giao dịch cho biết vụ thu hoạch tại Brazil đang diễn ra thuận lợi. Theo dữ liệu từ Safras & Mercado, Brazil đã thu hoạch được 77% sản lượng cà phê tính đến ngày 16/7, tăng so với mức 74% cùng kỳ năm trước.

Còn theo Công ty I & M Smith, khi niên vụ cà phê vừa qua kết thúc và vụ thu hoạch mới đang diễn ra, tin tức thị trường cà phê tiếp tục tập trung vào Brazil – quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu dùng lớn thứ hai.

Hiệp hội Các nhà xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafé) báo cáo rằng lượng cà phê nhân xuất khẩu trong tháng 6 của nước này đã giảm 30,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 2,3 triệu bao. Trong đó có 1,83 triệu bao cà phê arabica, giảm 26,91% và 476.334 bao cà phê conilon robusta, giảm 41,70%.

Tổng lượng cà phê nhân xuất khẩu của Brazil trong cả niên vụ 2024 – 2025 (từ tháng 7/2024 đến tháng 6/2025) giảm nhẹ 5,33% so với niên vụ trước, đạt 41,36 triệu bao. Tuy nhiên, đây vẫn là mức cao thứ hai trong lịch sử, chỉ sau con số 43,67 triệu bao của vụ mùa 2023-2024.

Trong niên vụ vừa qua, Brazil đã xuất khẩu 34,78 triệu bao arabica, giảm 1,83% so với niên vụ trước. Xuất khẩu robusta đạt 6,58 triệu bao, giảm tới 20,15% so với con số mức kỷ lục của niên vụ 2023-2024. Sau giai đoạn xuất khẩu tăng mạnh ở nửa đầu niên vụ, xuất khẩu robusta của Brazil đã chững lại và giảm mạnh.

Trog khi đó, xuất khẩu cà phê chế biến và hòa tan đạt tới 4,21 triệu bao, tăng 15,98% so với niên vụ trước.

Năng lực xuất khẩu cà phê robustacủa Brazil là kết quả của sự mở rộng diện tích trồng robusta trong 10 năm qua, từ 18 triệu bao năm 2014-2015 lên ước tính 23,50 triệu bao trong niên vụ 2024-2025.

Sự sụt giảm xuất khẩu hàng năm có thể được lý giải bởi lượng hàng tồn chuyển sang các kho được chứng nhận trong niên vụ 2023-2024; khả năng hấp thụ và tiêu thụ nội địa robusta ngày càng tăng của ngành cà phê trong nước; cũng như sự trùng lặp với nguồn cung cải thiện từ Indonesia trong năm 2024 và sự phục hồi của Việt Nam nửa đầu năm 2025.

Dù các nhà rang xay ngày càng linh hoạt trong việc phối trộn nhờ thiếu hụt kéo dài từ các vụ mùa kém ở Việt Nam – quốc gia xuất khẩu robusta lớn nhất – các thị trường tiêu dùng lớn, đặc biệt là châu Âu, vẫn có xu hướng ưa chuộng robusta từ Việt Nam và Indonesia.

Hoàng Hiệp
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá tiêu hôm nay 20/7: Trong nước và thế giới đều giảm trong tuần qua

Trong tuần qua, giá tiêu nội địa ghi nhận mức giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg, xuống còn 137.000 – 140.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá tiêu Brazil và Indonesia cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh so với tuần trước

Giá thịt heo hôm nay 20/7: Đồng loạt chững giá trong cuối tuần

Giá thịt heo vẫn duy trì đi ngang trong khoảng 119.922 - 163.122 đồng/kg tại hệ thống cửa hàng WinMart và 89.000 - 190.000 đồng/kg tại Thực phẩm Hà Hiền.

Giá heo hơi hôm nay 20/7: Liên tục giảm trong tuần qua, heo hơi được bán ra trong khoảng 61.000 - 66.000 đồng/kg

Khảo sát trong tuần vừa qua cho thấy giá heo hơi đã giảm từ 1.000 - 3.000 đồng/kg. Hiện tại, heo hơi tại các địa phương đang được bán ra với giá từ 61.000 - 66.000 đồng/kg.

Giá vàng sẽ tăng trong tuần tới?

Khảo sát vàng hằng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy giới chuyên gia trong ngành tiếp tục chia rẽ giữa hai luồng ý kiến lạc quan và trung lập về triển vọng ngắn hạn của giá vàng, trong khi giới đầu tư cá nhân đã trở lại với xu hướng lạc quan quen thuộc.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO