Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới

Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.

Thị trường gạo châu Á

Gạo được bày bán tại cửa hàng ở Narathiwat, miền nam Thái Lan. (Ảnh: AFP/ TTXVN).

Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã leo lên mức cao nhất trong một tháng nhờ nhu cầu từ nước ngoài, trong khi giá gạo Ấn Độ vẫn ổn định gần mức thấp nhất trong 15 tháng do nguồn cung dồi dào.

Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác. Xuất khẩu gạo của Thái Lan đã tăng 20% trong giai đoạn từ tháng 1-10/2024, so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng qua, đạt 500 USD/tấn, từ mức 490-495 USD/tấn trong tuần trước. Một thương nhân khác cho biết giá tăng còn do tỷ giá hối đoái, và dự đoán giá sẽ cạnh tranh hơn vào cuối năm do giá từ Ấn Độ giảm.

Trong khi đó, gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, được báo giá ở mức 440-447 USD/tấn trong tuần thứ ba liên tiếp. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 7/2023. Một nhà xuất khẩu tại Mumbai cho hay người mua đang trì hoãn việc mua hàng do giá đã giảm trong vài tuần qua. Họ kỳ vọng nguồn cung sẽ tăng lên ở Ấn Độ nên đang thận trọng hơn.

Ấn Độ đã bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo đồ và loại bỏ mức giá sàn xuất khẩu 490 USD/tấn đối với gạo trắng không phải giống Basmati nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Lượng gạo dự trữ tại Ấn Độ đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay trong tháng 11/2024.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào ở mức 520 USD/tấn trong tuần này, so với mức 515-520 USD/tấn của tuần trước. Một thương nhân tại tỉnh An Giang cho biết hoạt động giao dịch đang khá trầm lắng.

Dữ liệu hải quan cho thấy Việt Nam đã xuất khẩu 293.484 tấn gạo trong nửa đầu tháng 11/2024, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước trong năm nay tính đến ngày 15/11 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD.

Thị trường nông sản Mỹ

Giá lúa mỳ kỳ hạn tại trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 22/11 do hoạt động chốt lời và xu hướng mạnh lên của đồng USD, trong khi giá đậu tương tăng sau phiên giảm trước đó. Giá ngô cũng "theo chân" lúa mỳ đi xuống.

Giá lúa mỳ trên sàn CBOT trong phiên 22/11 đã giảm 4,75 xu Mỹ, xuống còn 5,6475 USD/bushel, nhưng vẫn tăng khoảng 2% tính trong cả tuần qua.

Trước đó, giá lúa mỳ đã tăng mạnh trong phiên 21/11 do lo ngại về nguồn cung từ khu vực Biển Đen. Tuy nhiên, giá đã giảm trở lại khi đồng USD mạnh lên trong phiên 22/11. Đồng USD mạnh khiến hàng xuất khẩu của Mỹ đắt hơn đối với những người mua nắm giữ các đồng tiền khác.

Nông dân thu hoạch đậu tương tại bang Iowa, Mỹ. (Ảnh: EPA-EFE/TTXVN).

Giá đậu tương kỳ hạn tăng 5,75 xu Mỹ, lên 9,835 USD/bushel trong phiên 22/11 và tăng khoảng 1,5% trong cả tuần. Trong khi đó, giá ngô giảm 1,25 xu Mỹ, xuống 4,255 USD/bushel trong phiên 22/11, và tăng khoảng 0,4% trong tuần.

Ông Austin Schroder, chuyên gia phân tích hàng hóa của công ty Brugler Marketing and Management, cho biết giá đậu tương đã có sự phục hồi về mặt kỹ thuật từ mức thấp trong phiên trước đó.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, giá đậu tương vẫn gặp sức ép do tình hình thời tiết thuận lợi ở Nam Mỹ.

(1 bushel đậu tương/lúa mỳ =27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg).

Thị trường cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tuần này, giá cà phê đồng loạt tăng mạnh trên cả hai sàn giao dịch.

Giá cà phê robusta trong hợp đồng giao tháng 1/2025 trên sàn London đã tăng tới 4,14%, hay 198 USD/tấn, lên 4.985 USD/tấn. Hợp đồng giao tháng 3/2025 tăng 4,04%, hay 191 USD/tấn, đạt 4.923 USD/tấn.

Trên sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica trong hợp đồng giao tháng 3/2025 tăng 2,16%, hay 6,4 xu Mỹ/Ib, lên 302,1 xu/Ib. Hợp đồng giao tháng 5/2025 tăng 2,2%, hay 6,45 xu/Ib, đạt 299,6 xu/Ib (1 lb = 0,4535 kg).

Như vậy, giá cà phê đã kéo dài đợt tăng mạnh sang tuần thứ ba liên tiếp. Đà tăng này được hỗ trợ bởi những lo ngại về nguồn cung tại hai quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam.

Tại Brazil, Cơ quan Dịch vụ Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây đã hạ dự báo sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ 2024-2025 xuống mức 66,4 triệu bao, thấp hơn tới 3,5 triệu bao so với dự báo trước đó là 69,9 triệu bao và chỉ nhỉnh hơn một chút so với con số 66,3 triệu bao của niên vụ 2023-2024. Nguyên nhân của quyết định hạ dự báo sản lượng này là do tình trạng thiếu mưa và nhiệt độ cao hơn bình thường.

Tại Việt Nam, giá cà phê hôm nay (23/11) đồng loạt tăng 2.000 đồng/kg tại các tỉnh thành trọng điểm, dao động trong khoảng 117.000 – 117.500 đồng/kg – mức cao nhất trong gần hai tháng trở lại đây.

Khánh Ly
CÙNG CHUYÊN MỤC
Một tuần tăng giá mạnh nhất của vàng trong gần hai năm qua

Cuối ngày 22/11, giá vàng thế giới lần đầu tiên trong hơn hai tuần đã vượt ngưỡng 2.700 USD/ounce, ghi nhận mức tăng theo tuần lớn nhất trong gần hai năm.

Giá cao su hôm nay 23/11: Thị trường trầm lắng, giá cao su giảm trên một số sàn giao dịch

Giá cao su hôm nay (23/11) giảm nhẹ tại Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng tăng tại Thái Lan. Các chuyên gia cho rằng thị trường sẽ giao dịch thận trọng vào tuần tới trong bối cảnh nhu cầu chậm chạp.

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Căng thẳng Nga - Ukraine kéo giá lên cao nhất 2 tuần

Giá dầu tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11 lên mức cao nhất trong hai tuần, vì chiến sự leo thang ở Ukraine trong tuần này đã làm tăng rủi ro địa chính trị trên thị trường.

Giá vàng hôm nay 23/11: Vàng SJC tăng trở lại 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới vượt ngưỡng 2.700 USD sau hơn hai tuần trong phiên giao dịch ngày 22/11 nhờ nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn lấn át sức mạnh của đồng USD và kỳ vọng thấp hơn về việc hạ lãi suất Mỹ vào tháng tới. Xu hướng này thúc đẩy giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh theo.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO