Sáng 14/12, UBND tỉnh Bình Phước cùng Bộ Giao thông Vận tải tổ chức khởi công dự án 7 km cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành qua địa bàn.
Đây là dự án cao tốc đầu tiên của tỉnh này với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương khoảng 1.000 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương, dự kiến hoàn thành trong năm 2026.
Cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài 69 km, trong đó đoạn qua Bình Dương khoảng 52 km (dự kiến khởi công đầu năm 2025); 7 km đi qua Bình Phước và hai km qua TP HCM.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 17.400 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2024-2027, hoàn vốn trong 32 năm 7 tháng. Giai đoạn đầu, tuyến có 4 làn xe và nâng lên 6 làn ở giai đoạn đầu tư tiếp theo; vận tốc tối đa 100 km/h.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành khi được khai thác sẽ là tuyến huyết mạch liên kết vùng Đông Nam Bộ. Đồng thời, công trình cũng giúp rút ngắn thời gian từ Bình Phước đến sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải, giảm chi phí logistics cho các doanh nghiệp đầu tư ở đây.
Ngoài dự án trên, Bình Phước đang chuẩn bị khởi công dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành dài 129 km, trong đó đoạn đi qua Đăk Nông dài 27,8 km, đi qua Bình Phước dài 101 km với tổng vốn đầu tư 25.540 tỷ đồng. Vốn Nhà nước tham gia 12.770 tỷ đồng và vốn nhà đầu tư 12.770 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng là bộ có cơ cấu tổ chức tinh gọn nhất trong 4 nhiệm kỳ Chính phủ gần đây, dù trong bối cảnh chức năng, nhiệm vụ Bộ Xây dựng được giao đã liên tục tăng qua các nhiệm kỳ và chỉ tiêu biên chế được giao rất hạn hẹp.
Mức thưởng cao nhất được ghi nhận tại Bình Dương lên tới 375 triệu đồng, thuộc về một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại khu công nghiệp.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện có 174 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD.
Hà Nội định hướng đến năm 2030 dự kiến thành lập các quận: Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh và quận/thành phố, đô thị gồm Đan Phượng, Mê Linh.