Mỹ loại trừ khả năng cấm xuất khẩu khí đốt

Ông Biden đang tìm cách tận dụng nguồn cung khí đốt tự nhiên khổng lồ của đất nước để củng cố mối quan hệ bền chặt với các nước đồng minh Châu Âu. Mỹ và Châu Âu trước đó cũng đã công bố kế hoạch thành lập lực lượng đặc nhiệm nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch của Nga.

Theo Reuters, Nhà Trắng mới đây loại trừ khả năng cấm hoặc hạn chế xuất khẩu khí đốt trong mùa đông năm nay nhằm hỗ trợ Châu Âu tìm nguồn cung năng lượng thay thế. 

Hồi tháng 3, Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết xuất khẩu thêm 15 tỷ mét khối khí gas hoá lỏng (LNG) sang Châu Âu sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ. 

Giới phân tích cho rằng hoạt động xuất khẩu của Mỹ vẫn đang được củng cố mặc dù chi phí năng lượng tăng cao và mùa đông năm nay dự báo lạnh hơn so với trung bình mọi năm có thể là phép thử đối với cam kết của ông Biden. 

Tổng thống Joe Biden và các trợ lý của ông đang chuẩn bị cho viễn cảnh người dân Mỹ chịu tác động lớn bởi lạm phát và hoá đơn năng lượng phục vụ cho sưởi ấm trong mùa đông năm nay sẽ tăng cao. Tồn kho khí đốt, nhiên liệu chính dùng để sưởi ấm của quốc gia này, đang ở mức thấp nhất trong lịch sử.

Nguyên nhân là các công ty Mỹ xuất khẩu số lượng kỷ lục sang Châu Âu những tháng gần đây nhằm đối phó với việc Nga khoá các đường ống dẫn khí chính sang khu vực này. 

Nga, quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn thứ hai thế giới, cung cấp khoảng 1/3 lượng khí gas cho Châu Âu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhiều đoạn ống dẫn khí nối từ Nga sang Đức đang bị hư hại nặng nề. Mùa hè năm nay, EU kêu gọi các nước thành viên cắt giảm tiêu thụ 15% lượng khí đốt cho đến tháng 3 năm sau như một biện pháp khẩn cấp.

Các quan chức Nhà Trăng đang đánh giá tác động của việc hạn chế xuất khẩu năng lượng để giá tiêu dùng và tăng tồn kho trong nước.

Tuy nhiên, nếu Mỹ hạn chế xuất khẩu sẽ phá vỡ mối quan hệ chủ chốt với các đồng minh Châu Âu. 

Mới đây, Nhà Trắng cảnh báo các công ty lọc dầu rằng chính phủ sẽ xuất khẩu xăng, dầu diesel nếu tồn kho trong nước không tăng. 

“Tổng thống Joe Biden cam kết tăng cường xuất khẩu khí đốt sang Châu Âu và Mỹ cũng đã hoàn thành cam kết đó. Kể từ tháng 3 đến nay, Mỹ đã xuất khẩu 30 tỷ mét khối khí LNG sang Châu Âu, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ những nỗ lực đó, dự trữ khí đốt của Châu Âu tăng đáng kể và sẽ còn nhiều việc phải làm trong thời gian tới”, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết.

Tuy nhiên, hiện người dân nước Mỹ cũng đang phải đối mặt với hoá đơn năng lượng tăng cao. 

Báo cáo mới đây của Hiệp hội Hỗ trợ Giám đốc Năng lượng Mỹ cho thấy chi phí năng lượng sưởi ấm mùa đông năm nay có thể tăng 17,2% lên 1.202 USD/tháng. Đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là những giá đình có thu nhập thấp, không đủ tiền để chi trả hoá đơn năng lượng.

Giá khí gas tự nhiên dự kiến tăng khoảng 66% so với mùa đông 2020 - 2021. Một số công ty nhiệt điện cảnh báo giá điện có thể tăng 60% trong mùa đông năm nay do giá khí đốt cao.

Mặc dù vậy, các nhà kinh tế cho rằng việc loại bỏ lệnh cấm xuất khẩu khí đốt tự nhiên vẫn có ý nghĩa do EU ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn hàng của Mỹ. 

Ông Biden đang tìm cách tận dụng nguồn cung khí đốt tự nhiên khổng lồ của đất nước để củng cố mối quan hệ bền chặt với các nước đồng minh Châu Âu khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ. Ông Biden và Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố kế hoạch thành lập lực lượng đặc nhiệm nhằm giảm sự phụ thuộc của Châu Âu vào nhiên liệu hoá thạch của Nga. 

Lượng khí đốt dự trữ của các nước Tây Âu như Bỉ, Pháp, Đức và Hà Lan hiện cao hơn khoảng 6% so với mức trung bình của họ trong 5 năm (2017-2021). Tỷ lệ lấp đầy kho dự trữ khoảng 91%. 

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng nếu mùa đông tại Mỹ năm nay lạnh hơn dự kiến, kèm theo lượng tồn kho thấp đẩy giá tăng cao, thì nước này có thể sẽ giảm xuất khẩu.

Hiện giá khí đốt của Mỹ thấp hơn so với giá thế giới do sản lượng của này đứng số 1 toàn cầu. Sản lượng khí đốt của Mỹ được dự báo đạt ngưỡng kỷ lục 97,1 tỷ feet khối/ngày và xuất khẩu kỷ lục 11 tỷ feet khối/ngày trong năm 2022. 

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá gas ngày 20/4 tiếp tục nhích nhẹ vào sáng cuối tuần

Giá gas hôm nay (20/4) kéo dài đà tăng trong bối cảnh dự báo thời tiết lạnh hơn khiến nhu cầu vào tuần tới nhiều hơn dự kiến, sản lượng tiếp tục giảm và lưu lượng khí đốt đến các nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng.

Giá phân bón giảm từ 5.000 đồng/bao đến 20.000 đồng/bao tại khu vực Tây Nam Bộ

Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (20/4) ghi nhận giảm đối với một vài thương hiệu tại khu vực Tây Nam Bộ. Phân urê Cà Mau có giá dao động từ 525.000 - 555.000 đồng/bao.

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Tăng nhẹ khi Iran 'phớt lờ' cuộc tấn công của Israel

Giá dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 19/4, nhưng xác lập một tuần giảm giá, sau khi Iran hạ thấp cuộc tấn công của Israel trên đất của họ, một dấu hiệu cho thấy có thể tránh được sự leo thang thù địch ở Trung Đông.

Giá vàng hôm nay 20/4 tăng trở lại khi vàng thế giới tăng tuần thứ 5 liên tiếp

Giá vàng trong nước hôm nay tăng trở lại vào phiên giao dịch cuối tuần. Trên thị trường thế giới, giá vàng tăng và xác lập tuần tăng thứ 5 liên tiếp, vì lo ngại về căng thẳng leo thang giữa Iran và Israel đã thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO