Tổng thống Donald Trump trong tháng này tuyên bố sẽ áp thuế 50% đối với mặt hàng đồng từ ngày 1/8, song không làm rõ liệu thuế sẽ áp dụng với đồng tinh luyện, bán thành phẩm hay quặng đồng. Các công ty khai khoáng và doanh nghiệp sử dụng đồng trong công nghiệp đang đặt nhiều câu hỏi về thời điểm và phạm vi của các biện pháp thuế quan này.
Ông Máximo Pacheco, Chủ tịch Codelco – công ty khai thác đồng thuộc sở hữu nhà nước của Chile và là nhà cung cấp lớn cho thị trường Mỹ – cho biết tình trạng thiếu rõ ràng hiện nay đang gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh.
“Khách hàng của chúng tôi cảm thấy lo lắng và họ cần được biết mọi chuyện sẽ đi đến đâu,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times. “Tự do thương mại mang lại lợi ích cho cả hai bên”, ông nói thêm, và khẳng định Chile sẵn sàng cung cấp thêm đồng tinh luyện cho Mỹ để hỗ trợ ngành sản xuất trong nước.
Các lãnh đạo doanh nghiệp đã bày tỏ lo ngại về kế hoạch áp thuế đối với mặt hàng đồng, trong khi giới phân tích cảnh báo động thái này có thể gây tổn hại đến các ngành công nghiệp chủ chốt của Mỹ như xe điện, trung tâm dữ liệu và quốc phòng.
Chile hiện có hiệp định thương mại với Mỹ và chiếm hơn 60% lượng đồng tinh luyện nhập khẩu vào nước này.
“Nếu Mỹ thực sự muốn phát triển mạnh hơn lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ đồng, thì theo chúng tôi, họ sẽ cần thêm đồng cathode,” ông Pacheco nói, đề cập đến dạng đồng tinh luyện được sử dụng để sản xuất dây điện và thanh đồng.
Dù Mỹ có khai thác một phần quặng đồng, nước này không có đủ công suất luyện kim để xử lý toàn bộ sản lượng tiêu thụ nội địa. Việc thay thế ngay lập tức nguồn cung nhập khẩu bằng sản xuất trong nước là rất khó khăn, do các cơ sở luyện kim thường mất vài năm để xây dựng.
Mối đe dọa từ chính sách thuế xuất hiện trong bối cảnh ngành công nghiệp đồng toàn cầu đang gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng khai thác, do hàm lượng quặng suy giảm và chi phí đầu tư cho mỏ mới ngày càng cao.
Mỹ hiện chiếm khoảng 11% tổng doanh số bán đồng cathode của Codelco.
“Chúng tôi chưa thực sự hiểu mục đích của Mỹ khi đưa ra tuyên bố này là gì,” ông Pacheco nói thêm.
Một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu Nhà Trắng có sẽ giảm mức thuế đồng hay đưa ra các ngoại lệ để giảm bớt tác động hay không. Trước đây, Mỹ từng rút lại nhiều kế hoạch áp thuế, tạo nên khái niệm “TACO trade” trên thị trường – viết tắt của “Trump Always Chickens Out” (Trump luôn rút lui).
Một kịch bản có thể xảy ra là Mỹ sẽ áp thuế đối với các sản phẩm bán thành phẩm như dây, ống và dải đồng, nhưng cho phép đồng tinh luyện được nhập khẩu mà không bị đánh thuế bổ sung.
“Nếu thuế đồng có hiệu lực, hiệu ứng dây chuyền lên các ngành sử dụng cuối như trung tâm dữ liệu và ô tô sẽ rất lớn,” bà Gracelin Baskaran, Giám đốc Chương trình An ninh Khoáng sản Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, nhận định.
“Một khi ngành công nghiệp trong nước cảm nhận rõ tác động từ chính sách thuế, rất có thể các biện pháp này sẽ bị xem xét lại, bởi nó đe dọa đến chương trình tăng trưởng của Mỹ,” bà nói thêm.
Trong tuần qua, giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long hầu hết không có sự biến động. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo tiếp tục trầm lắng, nhu cầu vẫn yếu khiến giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
Trong tuần qua, giá tiêu nội địa ghi nhận mức giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg, xuống còn 137.000 – 140.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá tiêu Brazil và Indonesia cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh so với tuần trước
Cùng với xu hướng khởi sắc của thị trường thế giới, giá cà phê trên thị trường nội địa tuần qua tăng mạnh 3.500 – 4.000 đồng/kg so với tuần trước, lên mức 93.500 – 94.000 đồng/kg. Đà tăng này được hỗ trợ bởi thông tin Mỹ dự định áp thuế 50% đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Brazil.
Giá thịt heo vẫn duy trì đi ngang trong khoảng 119.922 - 163.122 đồng/kg tại hệ thống cửa hàng WinMart và 89.000 - 190.000 đồng/kg tại Thực phẩm Hà Hiền.