Kinh doanh & Thị trường 01/02/2023 13:54

Nhân viên tại Big Tech chấp nhận bị cắt giảm phúc lợi, miễn là giữ được việc

Những nhân viên may mắn không bị sa thải trong làn sóng cắt giảm nhân sự tại Big Tech cúi đầu chấp nhận hưởng phúc lợi ít đi, và mong không bị mất việc.

Làn sóng sa thải ở Big Tech

Nicole Tsai từng thu hút hàng triệu lượt xem trên TikTok bằng các chia sẻ video về một ngày làm việc tại Google. Khi bước vào văn phòng, cô ấy lấy một ít đồ ngọt ở quầy lễ tân, thực hiện một vài cuộc gọi video trong các phòng họp theo chủ đề được trang trí.

“Và, tất nhiên, mọi thứ bạn thấy trong văn phòng đều miễn phí,” cô nói trong phần thuyết minh khi ăn bữa trưa trước khi kết thúc một ngày làm việc trên chiếc ghế mát-xa.

Tuy nhiên, mới đây, Tsai đã gây sốt với một video hoàn toàn khác khi đăng video với tựa đề: “Một ngày trong cuộc đời bị sa thải tại Google”. Trong đoạn phim có thể thấy một màn hình máy tính màu xám bị khóa tài khoản công việc và Tsai đang khóc. Giống như hàng chục nghìn nhân viên công nghệ trong những tuần gần đây, Tsai đã bị mất việc trong bối cảnh cơn bão sa thải đang càn quét. 

 Các phúc lợi tại Big Tech đang ngày một ít đi. (Ảnh: AFP).

Sau một năm dài tuyển dụng rầm rộ để hỗ trợ các kế hoạch tăng trưởng đầy tham vọng, Big Tech đang cố gắng tiết giảm các chi phí sau khi giá cổ phiếu toàn ngành sụt giảm do lãi suất cao hơn.

Giám đốc điều hành Sundar Pichai của Alphabet - công ty mẹ Google, tuần trước, thừa nhận rằng công ty đã tuyển dụng trước thời điểm nền kinh tế trở nên khó khăn như hiện nay. Google nói rằng họ sẽ cắt giảm 12.000 nhân viên. Những lời giải thích tương tự đã được đưa ra tại Meta (công ty mẹ Facebook), Microsoft và các tập đoàn công nghệ khác khi đồng loạt sa thải một số lượng lớn nhân sự.

“Sau khi đại dịch kết thúc, nhiều người dự đoán đây sẽ là khoảng thời gian để tăng tốc. Thật không may, điều này đã không diễn ra theo cách tôi mong đợi”, CEO Meta, Mark Zuckerberg, nói khi cắt giảm 11.000 nhân viên. 

Người ở lại bị cắt giảm đặc quyền

Cơn gió lạnh trong lĩnh vực này không chỉ được cảm nhận khi mất việc làm mà còn ở đặc điểm nổi bật nhất của đời sống công nghệ: đặc quyền văn phòng. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt để tranh dành nhân tài vào thời điểm các hãng công nghệ vẫn thu được lợi nhuận khổng lồ, người lao động đã có một thỏa thuận phúc lợi hấp dẫn từ Thung lũng Silicon. 

Các công ty đã tung một loạt lợi ích và quà tặng miễn phí để thu hút và giữ chân nhân tài cũng như giữ nhân viên ở lại văn phòng. Do vậy, khi ký hợp đồng tại một tập đoàn công nghệ lớn, nhân viên ngày càng mong đợi được cung cấp thực phẩm miễn phí hoặc được trợ cấp nhiều, với nhiều món ăn trong căng tin. 

Không gian văn phòng hợp thời là một yêu cầu bắt buộc khác, với nhiều không gian đột phá để trò chuyện với đồng nghiệp và xả hơi. Các công ty thường trang bị thêm phòng tập thể dục và phòng game để giữ cho nhân viên có cơ thể và tinh thần khỏe mạnh. 

Nhưng với bối cảnh hiện tại, trước áp lực lợi nhuận đè nặng lên các giám đốc điều hành, các hãng công nghệ đang phải cắt giảm những đặc quyền kể trên. Đơn cử, trong năm qua, Meta - 

công ty sở hữu Facebook, Instagram và WhatsApp, đã giảm các phúc lợi về sức khỏe và thể chất, cắt dịch vụ giặt là tại nhà, chấm dứt tiền hỗ trợ đi taxi và cắt giảm ngân sách thực phẩm. Trong khi đó, Alphabet đã cho nghỉ việc 27 nhà trị liệu xoa bóp tại nhà và dừng dự án “những ngày hạnh phúc” – một ngày nghỉ mỗi tháng để tập trung vào các vấn đề sức khỏe. 

Tỷ phú Elon Musk đã cắt giảm các đặc quyền cùng với số lượng nhân viên tại Twitter sau khi ông tiếp quản để ủng hộ điều mà ông gọi là văn hóa làm việc chăm chỉ. Công ty được cho là đang chuyển sang chính sách thực phẩm “hỗ trợ một phần” và đã giảm chi tiêu cho việc đi lại và điện thoại di động được trợ cấp.

Câu ngạn ngữ không có bữa trưa miễn phí giờ đây vẫn đúng. Như một nhà phân tích đã nói: “Nhiều người lao động đang cúi đầu và hy vọng rằng việc cắt giảm phúc lợi là điều tồi tệ duy nhất ảnh hưởng đến họ”

Chí Dũng
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh doanh & Thị trường 29/03/2024 15:14
Tòa nhà Capital Place đang thế chấp tại ngân hàng ngoại, chủ nợ không đồng ý để bà Trương Mỹ Lan rao bán

Đại diện HSBC và OCBC Bank Singapore cho rằng bà Trương Mỹ Lan không có quyền định đoạt đối với tòa nhà này vì tài sản này đã thế chấp cho các ngân hàng.

Kinh doanh & Thị trường 29/03/2024 11:41
Tân Hoàng Minh nói đã dần vượt khó khăn

Tân Hoàng Minh cho biết hoạt động bước đầu khởi sắc và sẽ đẩy nhanh tiến độ tại các dự án đang thi công dở dang để đảm bảo quyền lợi khách hàng.

Kinh doanh & Thị trường 29/03/2024 11:27
Bình Định thúc tiến độ các dự án trong KKT Nhơn Hội

Bình Định yêu cầu một số chủ đầu tư dự án đang triển khai trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội khẩn trương triển khai bảo đảm đúng tiến độ.

Kinh doanh & Thị trường 29/03/2024 09:02
Chiêu ‘cưa đổ’ khách hàng của FPT: Như một công ty lữ hành, tổ chức gần 2.000 tour tham quan mỗi năm

Văn hoá thấu hiểu, gần gũi được FPT lựa chọn để giúp khách hàng tin tưởng đặt bút ký hợp đồng triệu đô.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO