Ngành xây dựng luôn đối mặt với những bất ổn đặc trưng: điều kiện làm việc khắc nghiệt, thu nhập thấp và sự biến động lao động cao. Theo Tổng cục Thống kê, có hơn 17 triệu lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng, với mức thu nhập trung bình 7,9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập này khó đáp ứng các nhu cầu cơ bản, chưa kể đến các rủi ro sức khỏe và sự bấp bênh trong công việc.
“Ngành xây dựng thường xuyên biến động nhân sự. Các công trường đưa ra lời mời hấp dẫn, nhưng chỉ 3-6 tháng sau, công nhân lại bị sa thải hoặc mất việc bất ngờ”, bà Nguyễn Trình Thùy Trang, Phó Tổng Giám đốc Coteccons, chia sẻ tại buổi họp báo diễn ra mới đây.
Điều này không chỉ gây khó khăn cho người lao động mà còn làm tăng chi phí tuyển dụng và giảm hiệu quả vận hành cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, Coteccons đã triển khai một cách tiếp cận dài hạn: giải bài toán bằng việc xây dựng sự gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động thông qua các chính sách chăm sóc toàn diện.
Chương trình Xây Tết qua 3 mùa là một ví dụ điển hình về cách Coteccons giải quyết vấn đề này. Với sự tham gia của hơn 18.500 công nhân, chương trình không chỉ dừng lại ở những món quà Tết thông thường mà còn bao gồm các hoạt động như khám sức khỏe tổng quát, trao học bổng cho con em công nhân, và tổ chức các sự kiện tri ân tại công trường.
“Quà Tết năm nào cũng có, nhưng được khám sức khỏe thì đây là lần đầu. Điều này khiến tôi cảm thấy mình được doanh nghiệp trân trọng”, bà Đặng Nhung, một nữ công nhân lâu năm tại Ứng Hòa, Hà Nội, xúc động khi lần đầu tiên được khám sức khỏe tổng quát trong chương trình Xây Tết diễn ra trên công trường Bệnh viện Hạnh Phúc đầu năm nay mà người viết ghi lại được.
Không chỉ dừng lại ở Xây Tết, doanh nghiệp xây dựng này cho biết còn áp dụng chiến lược quản trị nhân lực xuyên suốt cả năm. Từ việc tổ chức các chương trình như tặng áo ấm mùa đông, nước giải khát mùa hè, đến việc cung cấp lương thưởng cạnh tranh, hướng đến một môi trường làm việc an toàn và ổn định.
Bà Trang cho rằng: “Cạnh tranh để thu hút công nhân không chỉ đơn thuần là tăng lương, mà phải là sự quan tâm toàn diện đến sức khỏe, an toàn và đời sống của họ”. Đây là yếu tố then chốt để giữ chân nhân sự trong một ngành mà sự thay đổi liên tục là điều không thể tránh khỏi.
Hơn nữa, Coteccons còn đào tạo đội ngũ công nhân và kỹ sư các kỹ năng cần thiết để thích nghi với sự chuyển đổi của ngành. Chẳng hạn, các kỹ sư được học thêm tiếng Anh và công nghệ thông tin để đảm bảo tính cạnh tranh khi làm việc tại các dự án quốc tế. Công nhân cũng được huấn luyện các kỹ năng an toàn và tay nghề để nâng cao giá trị lao động của họ, ngay cả khi không còn làm việc tại Coteccons.
Một khía cạnh đáng chú ý khác là cách Coteccons sử dụng Xây Tết như một phần của chiến lược ESG (môi trường, xã hội, quản trị). Thông qua việc chăm lo cho công nhân, công ty không chỉ cải thiện hình ảnh mà còn gửi đi thông điệp mạnh mẽ tới các nhà thầu phụ: “Người lao động không chỉ là nguồn lực, họ là những con người cần được đối xử công bằng và tử tế”.
Như bà Trang đã chia sẻ tại buổi họp báo: “Nếu tổng thầu không sát sao, tình trạng bóc lột lao động rất dễ xảy ra. Thông qua Xây Tết, chúng tôi muốn các đối tác hiểu rằng, công nhân là nhóm yếu thế cần được bảo vệ.”
Đây là minh chứng cho thấy rằng, việc đầu tư vào con người không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là lợi thế cạnh tranh.
Có thể thấy bài toán bấp bênh trong ngành xây dựng không thể giải quyết chỉ bằng các giải pháp ngắn hạn như tăng lương hay tuyển dụng số lượng lớn. Coteccons đã cho thấy một hướng đi khác: xây dựng sự gắn bó dài hạn thông qua việc chăm lo toàn diện cho người lao động.
Khi người công nhân cảm nhận được sự quan tâm từ doanh nghiệp, họ không chỉ làm việc hiệu quả hơn mà còn trở thành nguồn lực ổn định, giúp doanh nghiệp vượt qua những biến động trong ngành. Đây chính là bài học lớn trong quản trị nhân lực: xây dựng doanh nghiệp bền vững phải bắt đầu từ việc xây dựng nền tảng vững chắc cho con người.
Nhận cuộc gọi "thu tiền điện" của những kẻ mạo danh EVN, nhiều người dân miền Trung - Tây Nguyên đã mất tiền trong tài khoản khi tải app lạ.
Bosch - hãng sản xuất hàng đầu tại Đức có khoảng 6.000 nhân sự tại Việt Nam tính đến năm 2023. Năm ngoái, công ty này đạt doanh thu 173 triệu euro.
Hết hạn đợt 1, 22 trong 27 lô đất trúng đấu giá tại quận Hà Đông chưa nộp tiền.
Để được nhận vào làm tại Nvidia, ứng viên trải qua nhiều "cửa ải" chuyên môn như biết ít nhất bốn ngôn ngữ lập trình, kiến thức bán dẫn chuyên sâu.