Kinh tế Quốc tế 10/06/2025 10:10

Vừa lo đàm phán với Mỹ, Trung Quốc vừa nỗ lực dùng 1.500 tỷ USD cứu thị trường địa ốc

Trung Quốc đang nỗ lực vực dậy thị trường bất động sản để hỗ trợ nền kinh tế.

Thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn chưa phục hồi. (Ảnh minh họa: Bloomberg). 

Cả thế giới đang dõi theo thông tin về cuộc đàm phán thương mại cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc tại London. Hai bên đã không thể đạt được thỏa thuận trong ngày đàm phán đầu tiên và sẽ phải tiếp tục làm việc trong ngày 10/6.

Washington đã phát tín hiệu sẵn sàng gỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu đối với một số mặt hàng công nghệ. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng với tiềm năng phát triển lâu dài của Trung Quốc.

Song song với việc đàm phán với Mỹ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn bận rộn tìm cách giải quyết một rắc rối lớn đang đè nặng nền kinh tế trong nước, đó là cuộc khủng hoảng bất động sản.

Gần đây, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết sẽ giúp thị trường bất động sản phục hồi để chống lại những cú sốc bên ngoài.

Đây là một thách thức lớn cho Bắc Kinh bởi các ngân hàng Trung Quốc ngày càng thận trọng trong việc cấp khoản vay mua nhà. Và nếu người muốn mua nhà không thể tiếp cận vốn vay thì thị trường sẽ càng xuống dốc.

Theo dự đoán của Bloomberg Intelligence, doanh số theo hợp đồng của 100 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc sẽ giảm ít nhất 10% trong năm nay, xuống còn 3.400 tỷ nhân dân tệ. Con số này bằng chưa đến 1/3 mức đỉnh của năm 2020.

Trong bối cảnh này, Trung Quốc đang tận dụng một nguồn vốn mà các quan chức thường bỏ qua, có quy mô lên đến 10.900 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1.500 tỷ USD) để mang đến cho người dân một lựa chọn tài trợ khác.   

Nguồn vốn khổng lồ này đến từ quỹ tiết kiệm nhà ở (housing provident fund) - một chương trình tiết kiệm của chính phủ được thành lập từ năm 1991 nhằm giúp người dân mua nhà.

Quỹ tiết kiệm nhà ở đã vượt qua hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung cấp các khoản vay mua nhà, với tổng dư nợ cho vay thế chấp lên tới 8.100 tỷ nhân dân tệ trong năm 2024.

Quỹ này hoạt động theo nguyên tắc yêu cầu người lao động và doanh nghiệp cùng đóng góp hàng tháng để tạo nguồn vốn vay mua nhà với lãi suất thấp. Đây là quỹ đóng bắt buộc với mọi người lao động chính thức ở Trung Quốc.

 

Các chướng ngại trong quá khứ

Tờ Bloomberg cho biết trước đây, quỹ tiết kiệm nhà ở của Trung Quốc không phát huy được hiệu quả cao, một phần bởi nó đi kèm rất nhiều hạn chế.

Khi mua nhà, người dân thuộc tầng lớp trung lưu Trung Quốc thường sử dụng kết hợp giữa nợ vay từ ngân hàng và quỹ tiết kiệm nhà ở. Trong đó, khoản vay từ ngân hàng thường chiếm tỷ trọng lớn hơn, có lãi suất cao hơn.

Số tiền mỗi cá nhân có thể vay từ quỹ tiết kiệm nhà ở thường khá hạn chế. Số tiền được quyết định bởi nhiều yếu tố, bao gồm số tiền mà một người đã gửi vào quỹ và tình trạng hôn nhân. Đa số các địa phương cũng cấm cá nhân dùng tiền từ quỹ này để trả khoản đặt cọc.

Nhưng kể từ năm ngoái, nhiều thành phố đã bắt đầu nới lỏng quy định. Trong năm nay, ít nhất 50 thành phố đã nới lỏng các điều kiện về cách sử dụng khoản vay từ quỹ tiết kiệm nhà ở, bao gồm cả việc nâng hạn mức tiền cho vay.

Gần đây, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã hạ lãi đi vay từ quỹ tiết kiệm nhà ở, khiến mức lãi suất này thấp hơn lãi vay ngân hàng tới 0,9 điểm %.

Ngày càng nhiều người đang tận dụng quỹ tiết kiệm nhà ở. Trong năm 2024, quỹ này tài trợ cho 33% các khoản vay thế chấp mua nhà tại Bắc Kinh, cao hơn đáng kể tỷ lệ 29,4% ghi nhận vào năm 2020.

Bà Liu Jieqi, nhà phân tích bất động sản tại UOB Kay Hian, ước tính động thái cắt giảm lãi suất mới nhất của các quan chức sẽ giúp người mua nhà tiết kiệm khoảng 3% chi phí vay.

Theo bà, sự trợ giúp này “tương đối nhỏ” và khó có thể giúp doanh số bán nhà bật tăng mạnh mẽ, nhưng nó vẫn thể hiện nỗ lực của chính phủ Trung Quốc.

Lợi thế của quỹ tiết kiệm nhà ở

Hiện tại, quỹ tiết kiệm nhà ở đang giúp lấp đầy khoảng trống trong bối cảnh các nhà băng hạn chế cho vay. Trong năm 2024, dư nợ vay mua nhà từ quỹ này tăng 3,4%, còn khoản vay từ các ngân hàng thương mại lại giảm 1,3%.

 

Khác với các ngân hàng, quỹ tiết kiệm nhà ở còn nhiều dư địa để mở rộng hoạt động cho vay. Nhờ sự đóng góp của gần 180 triệu doanh nghiệp và người lao động trên toàn quốc, quỹ này nắm trong tay khoảng 10.900 tỷ nhân dân tệ trong năm 2024, cao hơn tổng dư nợ các khoản vay thế chấp.

Cô Eli Zhang, nhà nghiên cứu khoa học máy tính 30 tuổi ở Bắc Kinh, là một trong những người trẻ tuổi được hưởng lợi từ quỹ tiết kiệm nhà ở. Vào năm 2023, cô mua căn hộ rộng khoảng 65 m2 ở ngoại ô Bắc Kinh.

Từ đó đến nay, hàng tháng cô đều đặn dùng khoản vay từ quỹ tiết kiệm nhà ở để thanh toán một phần khoản vay thế chấp trị giá 550.000 USD.

Cô Zhang cho biết: “Khoản vay từ quỹ tiết kiệm nhà ở ngày càng rẻ. Nhờ vậy mà nợ vay mua nhà của tôi khá ‘dễ thở’”. Hiện cô chỉ phải trả lãi suất khoảng 2,85% cho khoản vay từ quỹ tiết kiệm nhà ở.

Giang
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh tế Quốc tế 16/06/2025 09:57
Mỹ có thể can dự vào xung đột Israel - Iran, sẵn sàng để Nga làm trung gian hòa giải

Tổng thống Trump cho biết có khả năng Mỹ sẽ tham gia vào cuộc xung đột giữa Israel-Iran, đồng thời cũng cho biết về khả năng Tổng thống Nga Putin sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải.

Kinh tế Quốc tế 16/06/2025 07:56
Hai sự kiện sẽ chi phối thị trường tuần này, nhà đầu tư khó lòng bỏ qua

Xung đột quân sự giữa Israel và Iran, cùng cuộc họp chính sách mới của Fed, sẽ chi phối giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ tuần này.

Kinh tế Quốc tế 16/06/2025 06:49
Thế thống trị đất hiếm của Trung Quốc thực chất đang suy yếu, 15 năm nữa có thể sẽ lụi tàn

Trong những năm gần đây, một số quốc gia đã tăng cường sản xuất đất hiếm trở lại và thị trường cũng chào đón những tay chơi mới.

Kinh tế Quốc tế 15/06/2025 20:44
Warren Buffett đề xuất giải pháp xoá thâm hụt ngân sách ‘trong 5 phút’, Elon Musk nhiệt liệt ủng hộ

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đưa ra đề xuất này vào năm 2011 và hiện tại bình luận cũ của ông đang thu hút đông đảo sự quan tâm của người Mỹ.