Tháng 11, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tiếp tục giảm, trong đó xuất khẩu sầu riêng giảm chủ yếu do sầu riêng Tây Nguyên vào cuối vụ thuận và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ vào vụ nghịch.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 11 đạt 500 triệu USD, giảm 3,8% so với tháng trước, nhưng vẫn tăng tới 34,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù vậy, tính chung 11 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt khoảng 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, kết thúc 11 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt con số ấn tượng. Trong đó, mặt hàng sầu riêng đóng góp phần lớn với tỷ trọng trên 45%. Mặt hàng này chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt 6-6,5 tỷ USD. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả sau 11 tháng đã về đích sớm. Thậm chí, kết quả của 11 tháng năm nay này vượt cả năm 2023 (kỷ lục 5,6 tỷ USD).
Trao đổi với chúng tôi Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự báo tính chung cả năm nay kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt kỷ lục mới 7,3 - 7,5 tỷ USD.
Sự tăng trưởng vượt bậc của sản lượng các loại trái cây chủ lực, kết hợp với việc khai thác hiệu quả thị trường Trung Quốc, đã giúp xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong thời gian qua.
Theo Bộ Công Thương đến nay, Việt Nam đã có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là: sầu riêng, tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, thạch đen, măng cụt, vải và chanh dây.
Trong đó, sầu riêng, thanh long... của Việt Nam rất được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng, lượng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam chiếm khoảng 1/5 tổng lượng nông sản nhập khẩu từ ASEAN.
Ngoài ra, hồi tháng 8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký 3 nghị định thư, mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc.
Việc ký kết các Nghị định thư cho phép xuất khẩu chính ngạch nông sản đã tạo sức bật cho nhiều loại nông sản của Việt Nam tại thị trường này. Sầu riêng là một ví dụ. Sau khi có Nghị định thư về xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc, giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường này trong 2 năm trở lại đây đã lớn hơn rất nhiều so với các năm trước cộng lại.
Hiện tại Việt Nam đang phán với Trung Quốc mở cửa thêm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng rau quả khác của Việt Nam như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, dứa, vú sữa, chanh, dưa lưới...
Trung Quốc hiện chiếm tỷ trọng lên tới khoảng 67% trong số các thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Cùng với đó, Việt Nam là nhà cung cấp sầu riêng và chuối thuộc top đầu cho Trung Quốc.
Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn chưa khai thác hết thế mạnh và tiềm năng tại thị trường Trung Quốc. Theo Bộ Công Thương, hiện nay, ngoài 14 loại nông sản đi theo đường chính ngạch, hầu hết mặt hàng còn lại xuất qua kênh buôn bán biên giới (tiểu ngạch). Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị trường Trung Quốc rất lớn và khả năng cung ứng trái cây đặc sản, chất lượng cao của Việt Nam rất dồi dào.
Cùng với đó, Việt Nam có hơn 1.450 km đường biên giới (đường thủy, đường bộ) với Trung Quốc, nên chi phí logistics thấp, cạnh tranh hơn so với các nước.
“Vì vậy, hiện còn dư địa rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh trái cây của hai nước khai thác, phát huy”, Bộ Công Thương nhận định.
Mặc dù xuất khẩu rau quả của Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực, tiến dần đến mốc kim ngạch cao nhất từ trước đến nay, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn và việc phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường đang đặt ra những thách thức lớn.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu rau quả trong tháng cuối năm sẽ đối mặt với những thách thức nhất định do nguồn cung một số loại trái cây chủ lực giảm.
Đại diện Hiệp hội Rau quả lưu ý, hàng Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc. Điển hình như mặt hàng sầu riêng, Việt Nam đang phải chạy đua thị phần với Thái Lan. Hay với mặt hàng chuối, đối thủ của Việt Nam là Indonesia, Ecuador,..
Thậm chí, hàng Việt Nam còn phải cạnh tranh với chính sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc. Cục Xuất nhập khẩu cho biết, nhiều loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, phía Trung Quốc cũng đang tự phát triển diện tích khá nhanh. Sau 10 năm, diện tích trồng thanh long của Trung Quốc đã vượt Việt Nam.
Đối với trái sầu riêng, Trung Quốc đang thử nghiệm trồng 2.700 ha tại đảo Hải Nam và tìm cách tự chủ nguồn cung từ các nơi có khí hậu thuận lợi. Do đó, ngành hàng rau quả cần phải tạo ra và mang đến những giá trị thực sự của trái cây Việt Nam tới người tiêu dùng Trung Quốc.
Chất lượng sản phẩm, hương vị đặc trưng và sự an toàn vệ sinh thực phẩm chính là những giá trị cốt lõi cần tập trung phát triển và duy trì. Khi người tiêu dùng Trung Quốc nhận thức được những giá trị này, họ sẽ trở thành những khách hàng bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của ngành trái cây Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là khi có những thay đổi liên quan đến chính sách.
Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả cho biết ngành rau quả đang có kế hoạch đa dạng hoá thị trường. Thay vì tập trung ở những thị trường xa như EU, Mỹ, các doanh nghiệp sẽ mở rộng sang các thị trường châu Á có mức thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...
"Đây là khu vực mà những nước khác cũng muốn nhắm đến. Trong khi đó, Việt Nam nằm trong lõi của khu vực châu Á thì tại sao lại để các nước khác chiếm được thị phần?", ông Đặng Phúc Nguyên nói.
Giá lúa gạo hôm nay (13/12) tại Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh giảm 200 – 300 đồng/kg. Tương tự, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của cũng giảm xuống còn 509 USD/tấn vào tuần qua, thấp hơn mức 515 USD/tấn của Thái Lan.
Giá cao su thế giới tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm trong phiên thứ hai liên tiếp, do lo ngại về nhu cầu suy yếu theo yếu tố mùa vụ. Dự kiến trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su Việt Nam sẽ đạt khoảng 10,2 tỷ USD.
Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là dự án có quy mô công suất lớn tại khu vực Đồng bằng Bắc Bộ với công suất 1.200 MW.
Giá thịt heo hôm nay tiếp tục không ghi nhận điều chỉnh mới. Theo đó, WinMart đang bán thịt heo trong khoảng 109.520 - 165.522 đồng/kg; Hà Hiền có giá dao động từ 69.000 - 165.000 đồng/kg.