Tài chính Doanh nghiệp 01/07/2023 15:05

24 doanh nghiệp sắp chốt quyền chia cổ tức, cao nhất 40% tiền mặt

Những doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức đáng chú ý trong đợt này gồm Tập đoàn FPT, Tập đoàn Hà Đô, Sonadezi Châu Đức, Ngân hàng Nam Á, Điện Gia Lai, Sợi Thế Kỷ,...

Trong tuần đầu tiên của tháng 7/2023, thị trường chứng khoán Việt Nam có 24 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu. Một số doanh nghiệp đáng chú ý trong đợt này gồm:

CTCP FPT (Mã: FPT) sẽ trả cổ tức còn lại năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% (1.000 đồng/cp) ngày 13/7 tới. Với hơn 1,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, FPT sẽ phải chi khoảng 1.104 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 5/7.

Đồng thời, FPT dự kiến phát hành gần 165,65 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 20:3, tương ứng cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 3 cổ phiếu mới. Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty mẹ và lợi nhuận chưa phân phối đã điều chuyển từ công ty con về công ty mẹ trong quý I/2023.

Về hoạt động kinh doanh, doanh thu của tập đoàn 5 tháng đầu năm đạt 19.943 tỷ đồng, tăng gần 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 2.518 tỷ đồng, tăng 20,2%.

Trong đó, mảng công nghệ đóng góp 11.631 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng gần 26% so với cùng kỳ và đóng góp 58% vào cơ cấu doanh thu của tập đoàn trong 5 tháng. Lợi nhuận trước thuế đem về là 1.571 tỷ, chiếm 43% tổng lợi nhuận.

Trong khi đó, mảng viễn thông mang về doanh thu 6.379 tỷ đồng và lãi trước thuế 1.247, tăng lần lượt gần 10% và 6%. Còn mảng Giáo dục, Đầu tư và Khác ghi nhận tăng trưởng doanh thu hơn 66% lên 1.933 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế là 792 tỷ và đóng góp 22% vào tổng lợi nhuận của tập đoàn.

Trong đợt này, CTCP Lương thực Bình Định (Bidifood - Mã: BLT) là đơn vị sẽ chia cổ tức cao nhất với 40% tiền mặt (4.000 đồng/cp).

Trong đó, 10% là cổ tức bằng tiền năm 2022 và 30% là tạm ứng cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, không bao gồm lợi nhuận chưa phân phối năm 2022.

Hiện, BLT có 4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính doanh nghiệp cần chi 16 tỷ đồng cho đợt trả này. Ngày thanh toán dự kiến vào 19/7. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/7. 

Đóng cửa phiên 30/6, thị giá BLT tạm dừng tại mức giá 39.400 đồng/cp, tương ứng tăng hơn 30% so với đầu năm, với vài nghìn cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.

Ngày 5/7 tới, Tập đoàn Hà Đô (Mã: HDG) sẽ chốt 5/7 là ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 25 cổ phiếu mới. Qua đợt này, Hà Đô sẽ phát hành 61 triệu cổ phiếu để chia cho cổ đông.

Dự kiến sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của Hà Đô sẽ tăng từ hơn 2.446 tỷ đồng lên gần 3.058 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên các báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán tại ngày 31/12/2022 (hơn 2.340 tỷ đồng).

 Trụ sở chính của Tập đoàn Hà Đô tại quận Tân Bình, TP HCM. (Ảnh minh họa: MH).

CTCP Sonadezi Châu Đức (Mã: SZC) chốt 7/7 là ngày chốt danh sách cổ đông để nhận cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% (sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu mới). Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của Sonadezi Châu Đức sẽ tăng từ 1.000 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng.

Những năm trước, SZC chia cổ tức bằng tiền mặt, riêng năm 2022, công ty muốn chia bằng cổ phiếu. Sang năm 2023, tỷ lệ cổ tức dự kiến là 10%, không nêu rõ bằng cổ phiếu hay tiền mặt. (Nguồn: Tổng hợp từ công bố thông tin SZC).

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - Mã: NAB) thông báo, ngày 7/7 tới sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ phiếu thưởng tỷ lệ 25%. Qua đó, Nam A Bank dự kiến sẽ phát hành thêm hơn 211,6 triệu cổ phiếu, nguồn vốn phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu, bao gồm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần tại ngày 31/12/2022.

Sau đợt phát hành, Nam A Bank dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ từ hơn 8.464 tỷ đồng lên hơn 10.580 tỷ đồng.

Trước đó, kế hoạch tăng vốn điều lệ trên đã được Đại hội cổ đông thường niên Nam A Bank năm 2023 thông qua. Theo ban lãnh đạo ngân hàng, việc tăng vốn trên nhằm tăng cường nguồn lực tài chính, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn.

Ngoài ra, ĐHĐCĐ năm 2023 của nhà bằng đã thông qua việc đăng ký niêm yết toàn bộ số cổ phiếu NAB đang lưu hành lên sàn HNX hoặc HOSE tùy điều kiện của thị trường. Trước đó, kế hoạch niêm yết cổ phiếu đã được ĐHĐCĐ thông qua năm 2022 nhưng sau đó đã bị hoãn lại trong bối cảnh môi trường vĩ mô không thuận lợi, thị trường chứng khoán diễn biến khó lường.

Nguồn: Tổng hợp từ HSX, HNX.

Minh Hằng
CÙNG CHUYÊN MỤC
Tài chính Doanh nghiệp 21/11/2024 20:55
Cựu vụ phó Bộ Công Thương: 'Không đòi hỏi lợi ích từ Xuyên Việt Oil'

Ông Hoàng Anh Tuấn nói không đòi hỏi lợi ích gì khi làm hồ sơ cấp phép cho Xuyên Việt Oil, song thừa nhận sai khi nhận 145.000 USD từ doanh nghiệp vào các dịp lễ Tết.

Tài chính Doanh nghiệp 21/11/2024 19:03
CFO Hòa Phát: 30% sản lượng Dung Quất 2 dành cho xuất khẩu

Lãnh đạo Hòa Phát nói tập đoàn cũng đang ưu tiên phát triển cả hệ sinh thái nên nhu cầu thép HRC dùng trong nội bộ rất cao, chiếm 50-60% sản lượng sản xuất.

Tài chính Doanh nghiệp 21/11/2024 16:35
Cựu cục trưởng thanh tra: 'Cả đời cống hiến bị hủy bỏ bởi một lần sai phạm'

Trong 10 phút tự bào chữa, bà Đỗ Thị Nhàn nói đã cống hiến tận lực cho ngành ngân hàng gần 30 năm, nhưng đã mất hết vì sai phạm nhận 5,2 triệu USD của SCB.

Tài chính Doanh nghiệp 21/11/2024 15:15
Giá cao su neo ở mức cao, DRI hưởng lợi ra sao?

Theo Vietcap, DRI đang có lợi thế nhờ sở hữu hơn 8.600 ha đang trong giai đoạn thu hoạch cao điểm, chi phí sản xuất thấp nhất trong ngành và giá bán vẫn neo ở mức cao.