7 doanh nghiệp bán cá tra sang Mỹ hưởng thuế CBPG 0% trong kỳ POR20

Quyết định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày thông báo (18/6).

Ngày 18/6, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố kết quả cuối cùng về mức thuế chống bán phá giá (CBPG) trong đợt đánh giá hành chính lần thứ 20 (POR20) giai đoạn 2022 - 2023. Theo đó, Việt Nam có 7 công ty được hưởng mức thuế 0%. 

Doanh nghiệp xuất khẩu Biên độ phá giá trung bình có trọng số (USD/kg)
Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông/Công ty Cổ phần Thủy sản Biển Đông Hậu Giang/Công ty Cổ phần Seavina  0,00 USD
Các công ty không được chọn nhận được mức giá riêng
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) * 0,00
Công ty TNHH Thủy sản Đại Thành * 0,00
Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu thủy sản Đông Á * 0,00
Công ty cổ phần Hùng Cá 6 * 0,00
Công ty cổ phần Nam Việt * 0,00
Công ty Cổ phần Thủy sản NTSF * 0,00
* Mức giá này được tính dựa trên mức giá áp dụng cho Công ty TNHH Hải sản Biển Đông.

Quyết định này chính thức có hiệu lực kể từ ngày thông báo (18/6). DOC xác định Công ty Cổ phần Hải sản Biển Đông (Biển Đông), đã không bán hàng hoá bị điều tra tại Mỹ với giá thấp hơn giá trị thông thường từ ngày 1/8/2022 đến ngày 31/7/2023. DOC cũng xác định rằng 6 công ty bổ sung đủ điều kiện được hưởng thuế suất riêng. 

"Chúng tôi tiếp tục phát hiện ra rằng các nhà xuất khẩu không được kiểm tra riêng lẻ, tức là CASEAMEX, Đại Thành, Đông Á, Hùng Cá 6, NAVICO và NTSF, đã chứng minh đủ điều kiện để được hưởng mức thuế riêng. Chúng tôi đã chỉ định cho CASEAMEX, Đại Thành, Đông Á, Hùng Cá 6, NAVICO và NTSF mức thuế được thiết lập cho Biển Đông", DOC cho biết. 

Trước đó, hồi đầu năm nay, Việt Nam và Mỹ đã ký thoả thuận song phương về lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với cá phi-lê từ Việt Nam. Theo đó, hai bên đã đạt được giải pháp song phương để chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc DS536 tại WTO.

Theo thỏa thuận này, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn - doanh nghiệp duy nhất đủ điều kiện dỡ bỏ thuế theo quy định của Mỹ, đồng thời là nhà xuất khẩu  cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam đã được đưa ra khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa vào Mỹ.  

Đây là lần thứ hai Việt Nam và Mỹ đạt được Thỏa thuận song phương  nhằm giải quyết vụ việc tranh chấp tại WTO, bên cạnh vụ việc về thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm (DS429). Năm 2016, Việt Nam và Mỹ đã ký Thỏa thuận song phương để dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm xuất khẩu vào Mỹ của Công Cổ phẩn Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.

Theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), trong tháng 4, Mỹ là thị trường tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc&Hồng Kông). Tuy nhiên, kim ngạch giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 40 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch đạt 101 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2024. 

VASEP cho biết trong bối cảnh bất định về thuế đối ứng từ phía Mỹ, nhiều doanh nghiệp cá tra Việt Nam đã có sự chuẩn bị từ trước, không chỉ về mặt kịch bản kinh doanh mà cả về tâm thế thị trường. Mặc dù đối mặt với mức thuế đối ứng, một số chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu trong ngành tin rằng... người tiêu dùng Mỹ vẫn không quay lưng với cá tra.

Khi cộng thử thêm thuế, giá thành sản phẩm vẫn dao động quanh mức 50–60 cent/pound – tức là vẫn thấp hơn nhiều so với các loại cá trắng phổ thông như cá tuyết hay cá minh thái. Thực tế này cho thấy cá tra vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh về giá, một yếu tố rất quan trọng trong bối cảnh người tiêu dùng Mỹ ngày càng thắt chặt chi tiêu hậu đại dịch và lạm phát cao.

Cá tra là một trong số ít các sản phẩm thủy sản vừa có giá hợp lý, vừa có tính linh hoạt trong chế biến, thích hợp với nhiều phân khúc tiêu dùng từ nhà hàng, bếp ăn công nghiệp cho đến kênh bán lẻ gia đình.

VASEP cho biết  cá tra Việt Nam ngày càng có vị trí vững chắc hơn trên bàn ăn của người Mỹ – không chỉ trong cộng đồng người gốc Á mà cả trong các phân khúc tiêu dùng phổ thông. Từ góc độ thị trường, điều này phản ánh mức độ “gắn bó” của cá tra với người tiêu dùng và cho thấy mức giá tăng không phải là rào cản không thể vượt qua.

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Dự báo giá heo hơi ngày 17/7: Có thể tiếp tục điều chỉnh

Một số chuyên gia dự báo giá heo hơi có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong sáng mai do thị trường đang trên đà giảm nhanh.

Dịch tả lợn châu Phi lan rộng 20 tỉnh thành

Dịch đang có chiều hướng gia tăng, lan rộng ở 20 tỉnh thành, trong đó có Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Tháp.

Giá lúa gạo hôm nay 16/7: Gạo nguyên liệu và cám biến động nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay (16/7) biến động nhẹ, tăng giảm trái chiều 50 – 100 đồng/kg đối với gạo nguyên liệu và cám. Tại Thái Lan, Bộ Thương mại nước này đang nỗ lực thúc đẩy giá và xuất khẩu gạo, đồng thời triển khai thêm các biện pháp hỗ trợ nông dân.

Giá sầu riêng hôm nay 16/7: Không có nhiều biến động

Giá sầu riêng hôm nay (16/7) tương đối ổn định tại hầu hết các khu vực thu mua chính trên cả nước, với loại mua xô có mức giá thấp, dao động quanh 20.000 đồng/kg.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO