[Báo cáo] Thị trường thép quý I/2024: Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng

Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam, quý I/2024, tiêu thụ thép thành phẩm đạt 6,68 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,25 triệu tấn, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 71 quốc gia đạt 161,2 triệu tấn trong tháng 3/2024, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế quý I, sản lượng thép thô của 71 quốc gia đạt 496,1 triệu tấn, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2023.

 

Quý I, xuất khẩu thép lũy kế của Trung Quốc đạt 25,8 triệu tấn, tăng 6,06 triệu tấn, tương đương 30,7% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu thép ghi nhận 1,75 triệu tấn, giảm 164.000 tấn, tương đương 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 3, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,34 triệu tấn, tăng 9% so với tháng 2 và giảm 3% so với tháng 3/2023. Bán hàng thép thành phẩm đạt 2,39 triệu tấn, tăng 29% so với tháng trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 650.476 tấn, tăng 8%.

Tính chung quý I/2024, sản xuất thép thành phẩm đạt 7,06 triệu tấn, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tiêu thụ đạt 6,68 triệu tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,25 triệu tấn, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023.

 

Quý I, lợi nhuận của các doanh nghiệp thép có xu hướng hồi phục so với cùng kỳ. Hoà Phát ước tính lãi sau thuế 2.869 tỷ đồng, gấp 7,4 lần cùng kỳ năm ngoái. Còn Gang thép Thái Nguyên ghi nhận quý thứ hai liên tiếp có lãi sau giai đoạn thua lỗ triền miên.

Trong báo cáo phân tích cuối tháng 3, Chứng khoán ACBS nhận định nhu cầu thép sẽ tiếp tục cải thiện hơn vào năm 2024 do chính phủ sẽ tiếp tục tăng chi tiêu công, tập trung vào các dự án công cộng như sân bay Long Thành.

Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản, nguồn cầu chính của sản phẩm thép, dự kiến sẽ phục hồi nhờ các quy định mới đã và đang được soạn thảo. Bên cạnh đó, nguồn cung của ngành bất động sản được kỳ vọng cải thiện trong những năm tiếp theo cũng giúp nhu cầu thép phục hồi.

Tuy nhiên, ACBS cho rằng tất cả các quy định mới liên quan đến lĩnh vực bất động sản sẽ chỉ có hiệu lực hoàn toàn vào năm 2025 và sẽ khó có đột phá nào cho ngành thép trong năm 2024.

Do đó, đơn vị này kỳ vọng nhu cầu thép có thể phục hồi nhẹ trong năm 2024. Do mối tương quan dương giữa giá bán thép và giá đầu vào, đồng thời xét đến xu hướng tăng giá đầu vào hiện nay do Trung Quốc đang có những hỗ trợ cho thị trường bất động sản nên kỳ vọng giá thép sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2024.

Chi tiết tiết báo cáo thị trường thép quý I/2024 tại đây:

Nội dung: Phạm Mơ - Lan Hương - Hoàng Kiều; Thiết kế: Vân Miên
CÙNG CHUYÊN MỤC
So sánh giá vàng 13/5: Vàng SJC giảm sâu, có nơi mất thêm 2,2 triệu đồng/lượng

Nối tiếp đà giảm từ cuối tuần trước, giá vàng miếng SJC trưa nay tiếp tục lao dốc mạnh về mốc 90 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nữ trang SJC loại 24K biến động trái chiều, hiện giao dịch quanh mức 76 triệu đồng/lượng.

Giá lúa gạo tăng từ 100 đồng/kg đến 1.000 đồng/kg trong ngày 13/5

Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (13/5) điều chỉnh tăng. Đáng mừng là năng suất lúa bình quân tại xã Diên Bình ước đạt 7 tấn/ha, cao hơn 0,5 tấn/ha so với các năm trước đó.

Phó thống đốc: Sẽ tăng phiên đấu thầu vàng miếng, sửa Nghị định 24

Để tăng cung, giảm chênh lệch giá vàng với thế giới, trước mắt sẽ tăng số phiên đấu thầu và lâu dài sẽ sửa Nghị định 24, theo Phó thống đốc Phạm Thanh Hà.

Vàng thu hút nhà đầu tư cá nhân Trung Quốc, đẩy giá lên kỷ lục mới

Giá vàng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục sau sự xuất hiện của nhóm người mua bất ngờ tại Trung Quốc: Các nhà đầu tư cá nhân.