Đầu tháng 9/2024, chỉ sau vài giờ đổ bộ, cơn bão số 3 Yagi đã “quét bay” khoảng 28.034 tỷ đồng tại Quảng Ninh, tương đương giảm 0,65% GRDP của tỉnh.
Tính đến cuối năm 2024, địa phương đã bố trí 1.180 tỷ đồng, với 180 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách và 1.000 tỷ đồng từ nguồn cơ cấu lại nhiệm vụ chi, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết để hỗ trợ, khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GRDP năm 2024 của Quảng Ninh tăng 8,42%, đứng thứ 6 vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 20 cả nước.
Tính theo giá hiện hành, GRDP Quảng Ninh năm 2024 ước đạt 347.500 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người ước đạt 10.272 USD, tăng 7,7% so với năm trước.
Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 4,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 50,8%; khu vực dịch vụ chiếm 33,4%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3%.
Tốc độ tăng trưởng GRDP của Quảng Ninh từ năm 2015 - 2024. (Nguồn: AM tổng hợp từ Cục Thống kê, UBND tỉnh Quảng Ninh).
Số liệu từ Cục Thống kê Quảng Ninh cho thấy tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn duy trì xu hướng phục hồi tích cực sau bão số 3 Yagi.
Tính chung cả năm 2024, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Quảng Ninh tăng 7,63% so với năm trước. Trong 4 ngành công nghiệp cấp I, ngành khai khoáng và ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước vẫn duy trì tăng trưởng âm.
Tốc độ tăng/giảm chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2024 so với năm 2023. (Nguồn: AM tổng hợp từ Cục Thống kê Quảng Ninh).
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, năm 2024, Quảng Ninh đứng thứ tư cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,88 tỷ USD, bằng 95,9% kế hoạch.
Cụ thể, trong năm qua, địa phương đã thu hút được 43 dự án cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với số vốn đạt 2,07 tỷ USD và 31 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đạt 804,8 triệu USD..
Cục Thống kê Quảng Ninh cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 của tỉnh tăng 3,37%, với 8/11 nhóm hàng hoá, dịch vụ có chỉ số tăng. Ba nhóm có chỉ số giá giảm là nhóm giao thông giảm 0,54%; nhóm may mặc, giày dép và mũ nón giảm 0,81%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 2,26%.
Tốc độ tăng/giảm CPI bình quân năm 2024 so với bình quân năm 2023. (Nguồn: AM tổng hợp từ Cục Thống kê Quảng Ninh)
Theo thống kê của Sở Du lịch Quảng Ninh, năm 2024, địa phương đã đón 3,8 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2023.
Sở Du lịch Quảng Ninh cho biết, cơ cấu khách quốc tế đến Quảng Ninh trong năm qua chủ yếu là khách châu Á, chiếm đến 75%, tiếp đó là khách châu Âu, châu Mỹ. 10 thị trường khách quốc tế hàng đầu đến Quảng Ninh gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Mỹ, Nhật…
Đặc biệt, mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đến tỉnh trong năm 2024 vừa qua đã tăng 14% so với năm 2023, lên 2,45 triệu đồng/khách/lượt. Thời gian lưu trú bình quân/lượt khách du lịch năm 2024 là 2,56 ngày.
Theo báo cáo, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tại Quảng Ninh năm 2024 tăng 14,2% so với năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 25,2%, trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú tăng 22,5% và doanh thu dịch vụ ăn uống tăng 26,3%.
Theo Cổng TTĐT Quảng Ninh, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2024 ước đạt 53.866 tỉ đồng, bằng 97% dự toán và giảm 5% so với năm trước. Ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách ước đạt 21.940 tỉ đồng, bằng 75% dự toán và giảm 3% so với năm trước.
Thủ tướng yêu cầu từ 1/7/2026 Hà Nội cấm xe máy chạy xăng dầu trong vành đai 1; từ 2028 mở rộng ra vành đai 2, hạn chế ôtô cá nhân sử dụng xăng dầu; từ 2030 mở rộng ra vành đai 3.
Theo Bộ Xây dựng, về việc cải tạo khu bay, trường hợp tỉnh Gia Lai có nhu cầu triển khai sớm, UBND tỉnh nghiên cứu phương án sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư trước. Riêng đối với khu hàng không dân dụng, nếu ACV chưa thể cân đối nguồn vốn, Gia Lai có thể đề xuất nguồn lực xã hội hóa.
Tổng vốn đầu tư dự kiến là hơn 9.881 tỷ đồng, đã bao gồm chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng hơn 117 tỷ đồng; trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là hơn 1.482 tỷ đồng; vốn huy động là hơn 8.399 tỷ đồng.
Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp, biện pháp để không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026.