Kinh tế Quốc tế 07/05/2024 10:11

Béo phì - nguyên nhân gây năng suất thấp ở Anh

Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách công (IPPR)­, hàng triệu người Anh không thể làm việc hoặc làm việc kém hiệu quả do bệnh béo phì.

(Ảnh minh hoạ: Getty Images).

Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách công (IPPR)­, hàng triệu người Anh không thể làm việc hoặc làm việc kém hiệu quả do bệnh béo phì, một nguyên nhân giải thích tỷ lệ không tham gia hoạt động kinh tế cao kỷ lục ở nước này.

Anh hiện có tỷ lệ người béo phì cao thứ ba trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sau Mỹ và Chile, với 25% số người trưởng thành bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

IPPR trích một báo cáo của công ty tư vấn Frontier Economics (Anh), cho biết béo phì khiến Anh thiệt hại ước tính khoảng 8 tỷ bảng (hơn 10 tỷ USD) mỗi năm, gồm cả tổn thất về năng suất thấp do những người thừa cân nghiêm trọng có tỷ lệ nghỉ ốm cao hơn. Mỗi năm, Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) cũng tiêu tốn khoảng 6,5 tỷ bảng cho căn bệnh này.

Nghiên cứu của IPPR cho thấy kể từ đại dịch COVID-19, số người không hoạt động kinh tế do ốm kéo dài đạt mức cao kỷ lục, chỉ ra mối liên hệ giữa tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế và béo phì, với những khu vực ghi nhận tỷ lệ béo phì cao cũng có tỷ lệ không hoạt động kinh tế cao.

Nghiên cứu viên cấp cao tại IPPR, Jamie O'Halloran, cho biết sức khỏe cộng đồng kém đang kìm hãm nền kinh tế Anh và béo phì góp một phần quan trọng. Các khu vực nghèo nhất trên khắp Vương quốc Anh chịu tác động nặng nề nhất từ căn bệnh này.

Theo nghiên cứu, hơn 30% số người trưởng thành bị thừa cân nghiêm trọng sống ở những khu vực nghèo nhất vùng England so với tỷ lệ gần 20% ở những khu vực ít khó khăn nhất.

Tại các khu vực bầu cử Wansbeck, Redcar, North Durham, Blackpool North và Sunderland South thuộc miền bắc England, tỷ lệ béo phì đều ở mức trên 15% và tỷ lệ không tham gia hoạt động kinh tế là hơn 45%.

Các nhà nghiên cứu cho rằng mối liên hệ chính xác giữa béo phì và việc không tham gia thị trường lao động cần được làm rõ. Có thể béo phì khiến nhiều người không còn khả năng làm việc hoặc không tham gia hoạt động kinh tế do phải dành thời gian tập luyện và tuân thủ các chế độ ăn uống lành mạnh để giảm cân.

IPPR kêu gọi chính phủ ngừng coi béo phì là vấn đề trách nhiệm cá nhân và thực hiện các giải pháp để giảm số người đang thừa cân trầm trọng.

Cuộc thăm dò của IPPR cho thấy 52% người dân ủng hộ  tăng thuế và 59% ủng hộ tăng cường các quy định đối với các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn, so với chưa đến 10% muốn điều ngược lại.

Ông O' Halloran cho rằng cần đẩy mạnh quản lý thực phẩm không lành mạnh, sử dụng thuế và trợ cấp để giảm chi phí cho các lựa chọn sức khỏe lành mạnh và tăng đầu tư vào NHS, giáo dục và các chính quyền địa phương để biến sức khỏe thành nền tảng cho sự thịnh vượng của Vương quốc Anh.

Chính phủ Anh khẳng định đang hành động kiên quyết để tăng các lựa chọn sức khỏe lành mạnh hơn, cho biết mức thuế cao đối với ngành nước giải khát ước tính đã ngăn ngừa 5.000 trường hợp béo phì.

Chính phủ cũng đưa ra quy định bắt buộc dán nhãn calo bao bì trên thực phẩm chế biến sẵn và thực đơn, đồng thời cấm bày bán thực phẩm kém lành mạnh ở những vị trí bán chạy nhất trong siêu thị.

Ngoài ra "Kế hoạch trở lại làm việc” trị giá 2,5 tỷ bảng của chính phủ dự kiến sẽ giúp hơn một triệu người, gồm những người mắc bệnh lâu năm liên quan đến béo phì, vượt qua rào cản để làm việc.

Minh Hợp
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh tế Quốc tế 19/05/2024 14:53
'From zero to hero': Nhà sáng lập KakaoTalk xuất thân bàn hàn vẫn thành tỷ phú, thành công gắn liền với sự ra đời của iPhone

Cuộc đời của ông Kim Beom-su, nhà sáng lập Kakao, là câu chuyện về một người tay trắng làm nên cơ đồ, trái ngược với con đường công danh có vẻ thẳng tắp của hầu hết các tài phiệt Hàn Quốc.

Kinh tế Quốc tế 19/05/2024 08:15
'Bức tường thuế mới' của Mỹ sẽ đối mặt với nhiều thách thức

Chính phủ Mỹ vừa ban hành một gói thuế quan mới áp dụng với ô tô điện và một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, nhằm "bảo vệ tương lai" ngành sản xuất Mỹ.

Kinh tế Quốc tế 19/05/2024 01:55
Boeing trả mức lương cao chưa từng có cho một CEO

Các cổ đông của hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã thông qua mức lương 33 triệu USD cho Giám đốc điều hành (CEO) sắp mãn nhiệm Dave Calhoun tại đại hội cổ đông thường niên vào ngày 17/5.

Kinh tế Quốc tế 18/05/2024 16:51
Hiếm thị trường nào vui như Mỹ: Từ cổ phiếu, bitcoin đến vàng, đồng đều đang mang tiền về cho nhà đầu tư

Các nhà đầu tư Mỹ hiếm khi gặp được chuyện tốt như bây giờ, khi mà giá của hầu hết mọi tài sản từ nhà ở đến cổ phiếu và tiền ảo đều tăng vọt.