Trước những bất ổn xung quanh thuế đối ứng từ Mỹ, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục thúc đẩy đàm phán các FTA với các thị trường mới Trung Đông, Mỹ La tinh, Trung Á và các thị trường mới nổi khác.
Bộ Công Thương cho rằng, phía doanh nghiệp xuất khẩu cần tận dụng thế mạnh sẵn có đó là 17 Hiệp định thương mại tự do với trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng 70 cơ chế hợp tác song phương
Bên cạnh đó, tăng cường công tác xúc tiến thương mại và cải thiện cơ sở hạ tầng logistics nhằm giảm chi phí vận chuyển và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng hướng tới mở rộng hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn trong công tác kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu.
Về dài hạn, Việt Nam cũng sẽ phải tái cơ cấu nền kinh tế, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.
Bởi, một nền xuất khẩu bền vững không thể chỉ dựa vào gia công, mà còn phải dựa trên trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để nền kinh tế có sức chống chịu bền bỉ hơn, giảm thiểu tác động tiêu cực từ các cú sốc bên ngoài.
Ông Tạ Hoàng Linh Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài cho biết trong bối cảnh Mỹ áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại toàn cầu, để giảm thiểu rủi ro từ các biến động thương mại quốc tế, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước.
Trước hết, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, khai thác hiệu quả các thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống, cũng như phát triển các thị trường nhỏ, thị trường ngách và khai mở những thị trường tiềm năng mới.
Thứ hai, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động và môi trường của các thị trường xuất khẩu, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và giảm nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
Thứ ba, kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu: Chú trọng kiểm soát xuất xứ nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, đảm bảo tuân thủ các quy tắc xuất xứ trong FTA và tránh rủi ro liên quan đến gian lận thương mại.
Thứ tư, tăng cường năng lực phòng vệ thương mại. Các doanh nghiệp nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại từ nước ngoài, thông qua việc cập nhật thông tin và tham gia các khóa đào tạo liên quan.
Thứ năm, chủ động cập nhật thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về thị trường và chính sách thương mại của các quốc gia, để kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp.
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu trước những biến động của thương mại quốc tế và duy trì tăng trưởng xuất khẩu bền vững.
Giá lúa gạo hôm nay (4/4) tại thị trường nội địa tăng nhẹ khoảng 100 đồng/kg ở một số chủng loại. Tương tự, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng tuần thứ tư liên tiếp và trở lại vị trí đứng đầu, trong khi các nước khác đồng loạt giảm do mức thuế đối ứng của Mỹ và tình trạng dư cung.
Bộ Công Thương cho biết cơ quan này chưa tính đến chuyện điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu. Cơ quan này đang tìm giải pháp để vượt qua thách thức áp thuế đối ứng của Mỹ.
Thị trường vàng trong nước phiên trưa ngày 4/4 chứng kiến sự quay đầu giảm mạnh ở hầu hết các loại vàng sau khi thiết lập mức đỉnh cao lịch sử 102,8 triệu đồng/lượng vào phiên trưa ngày 3/4.
Sau khi chính phủ Mỹ quyết định một số kim loại quý, kể cả vàng, nhôm và thép không phải chịu thuế suất đối ứng, dòng thác đưa vàng vào Mỹ đã tạm ngừng, theo Bloomberg.