Chiều 2/7, tại Họp báo thường kỳ Bộ Tài chính, ông Văn Trọng Duẩn, Phó cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Tài chính đã có thông tin tới báo chí sau khi Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ báo cáo lại quá trình chọn nhà thầu cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Đây chính là dự án mà Tập đoàn Sơn Hải tố chấm sai dẫn đến doanh nghiệp này bị "trượt thầu".
Liên quan đến dự án trên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Tài chính cho biết, ngày 1/7. Phó Thủ tướng đã có văn bản gửi Bộ Tài chính yêu cầu rà soát một số nội dung.
"Chúng tôi sẽ phối hợp cùng với Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Đồng Nai rà soát lại và báo cáo các nội dung về kết quả đấu thầu tại dự án cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (đoạn qua tỉnh Bình Phước cũ, nay là tỉnh Đồng Nai).
Việc kiểm tra lại diễn ra sau khi Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phê bình và yêu cầu Bộ Tài chính làm rõ nhiều nội dung liên quan đến kết quả đấu thầu gói thầu nói trên.
"Sau khi đã rà soát các nội dung liên quan đến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ và thông tin đến báo chí", ông Duẩn nói.
Bộ Tài chính sẽ tiếp thu toàn diện chỉ đạo của Phó Thủ tướng liên quan đến gói thầu của tỉnh Bình Phước (nay là Đồng Nai) và sẽ phối hợp với các địa phương và các cơ quan liên quan để làm rõ những vấn đề mà Phó Thủ tướng yêu cầu, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nói.
Trước đó, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo lại quá trình chọn nhà thầu cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, do nội dung cơ quan này đã cung cấp chưa đầy đủ.
Liên quan đến dự án này, ngày 17/3, chủ đầu tư dự án cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đã mở thầu công khai qua mạng với gói thầu xây dựng trị giá hơn 880,7 tỷ đồng. Có 5 nhà thầu tham gia dự thầu, trong đó Tập đoàn Sơn Hải đưa ra giá dự thầu thấp nhất là 732,3 tỷ đồng (giảm 16,85% so với giá gói thầu).
Đơn vị đưa ra giá dự thầu cao nhất là Liên danh cao tốc HCM - TDM – CT với hơn 866,4 tỷ đồng (giảm 1,62%). Tuy nhiên, ngày 22/5, chủ đầu tư đã lựa chọn Liên danh cao tốc HCM-TDM-CT, đơn vị có giá dự thầu cao nhất, để trúng thầu.
Tập đoàn Sơn Hải cùng các đơn vị khác có năng lực và kinh nghiệm như Công ty CP Tập đoàn Cienco4, Công ty CP Xây dựng Đèo Cả, đều bị chủ đầu tư loại với lý do "không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của gói thầu này".
Tập đoàn Sơn Hải cho rằng, dù đơn vị mình bỏ thầu thấp nhất, tiết kiệm nhất nhưng không được lựa chọn. Việc lựa chọn doanh nghiệp bỏ thầu cao hơn có thể gây lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước.
Đối với kiến nghị của Tập đoàn Sơn Hải, Bộ Tài chính được giao chủ trì kiểm tra quá trình lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên, theo văn bản chỉ đạo từ Phó Thủ tướng, báo cáo gửi ngày 19/6 của Bộ đánh giá là chậm tiến độ và nội dung không đáp ứng yêu cầu.
Cụ thể, Bộ Tài chính chỉ kiểm tra chứng chỉ hành nghề của tổ chuyên gia chấm thầu, giao chủ đầu tư chịu trách nhiệm về năng lực, kinh nghiệm thành viên... mà không đánh giá đầy đủ như chỉ đạo.
Vì vậy, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát toàn bộ hồ sơ mời thầu, đánh giá tính đúng quy định; làm rõ năng lực, kinh nghiệm và số lượng thành viên tổ chuyên gia, không chỉ dựa trên chứng chỉ hành nghề. Đồng thời, phải nhận xét cụ thể kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định, trình duyệt có đảm bảo chính xác, khách quan, minh bạch và hiệu quả kinh tế hay không.
Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính phải kiểm tra lại theo chỉ đạo, báo cáo Thủ tướng trước ngày 5/7. Phó thủ tướng nhấn mạnh việc chậm trễ không được tiếp diễn, nhằm tránh ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Thông tin thêm về giải pháp để việc lựa chọn được nhà đầu tư, nhà thầu được triển khai một cách minh bạch, tránh "quân xanh quân đỏ", tham nhũng, lãng phí… lãnh đạo Cục Quản lý đấu thầu cho biết nhiều quy định đã được sửa đổi, bổ sung trong Luật Đấu thầu, có hiệu lực từ ngày 1/7.
Đơn vị này cũng đang xây dựng dự thảo nghị định và thông tư theo hướng phân cấp cho chủ đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục hành chính. Chúng tôi sẽ đơn giản quy trình, giấy tờ mà nhà thầu phải chứng minh để các nhà thầu tiếp cận tốt hơn các gói thầu, qua đó, giảm tình trạng "quân xanh quân đỏ".
"Đặc biệt, chúng tôi thiết kế việc giám sát thường xuyên, trực tiếp của người có thẩm quyền. Vấn đề này được thiết kế tương đối kỹ để nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền", ông Duẩn nói.
Tập đoàn Sun Group đề xuất được nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn dài hơn 40 km và tuyến metro đi qua khu vực Củ Chi (cũ), theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao).
Kinh phí để thực hiện chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức sau sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính theo trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được Quốc hội quyết định đầy đủ, không thiếu.
Theo chuyên gia Hồ Quốc Tuấn, việc thoả thuận được mức thuế đối ứng 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho transshipping cũng rất tích cực.
20 giờ ngày 02/7/2025 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.