Kinh tế Quốc tế 12/11/2024 15:37

Boeing và tình trạng ảm đạm của ngành hàng không quân sự Mỹ

Boeing đang lâm vào cuộc khủng hoảng về chất lượng sản xuất và nhân sự. Tình hình tài chính đáng báo động của công ty đang thu hút sự chú ý của cả giới đầu tư, kinh doanh và các nhà chính trị.

 

Dòng máy bay 737 MAX tai tiếng của Boeing. (Ảnh: Bloomberg).

Bài viết có tiêu đề tạm dịch là "Những khó khăn của Boeing và tình trạng của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ" của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) có nội dung chính như sau:

Hãng sản xuất máy bay Boeing là một trong những nhà thầu lớn nhất của Lầu Năm Góc và là nhà cung cấp lớn các thiết bị bay quân sự cho các đồng minh của Mỹ.

Trong bối cảnh Boeing lâm vào một cuộc khủng hoảng về chất lượng sản xuất và nhân sự như hiện nay, tình hình tài chính đáng báo động của công ty đang thu hút sự chú ý của cả giới đầu tư, kinh doanh và các nhà chính trị.

Theo bài viết, Boeing đã tự đưa mình vào các chương trình quốc phòng thua lỗ bằng cách ước tính quá cao tiềm năng lợi nhuận để bù đắp cho các khoản chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Điều này gây bất lợi cho các hợp đồng hợp tác giữa Boeing và Lầu Năm Góc và ảnh hưởng tới ngành công nghiệp hàng không quân sự Mỹ.

Vì ngoài Boeing, hai hãng sản xuất máy bay quân sự lớn khác của Mỹ là Lockheed Martin và Northrop Grumman có vẻ quan tâm đến việc duy trì các hoạt động kinh doanh hiện có, như chương trình F-35 (dòng máy bay chiến đấu tấn công) và B-21, hơn là chuyển sang các hoạt động kinh doanh mới và rủi ro hơn.

Bộ phận Quốc phòng và Không gian của Boeing mới đây đã công bố khoản lỗ 5,5 tỷ USD trong quý III/2024. Và bộ phận dân dụng của Boeing, nơi sản xuất máy bay chở khách, cũng có những vấn đề riêng.

Rất có thể, các chương trình máy bay không người lái tiếp nhiên liệu trên tàu sân bay MQ-25 và chương trình máy bay vận chuyển tổng thống VC-25B không còn được kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận.

Theo các khuyến cáo, Boeing cố gắng tiết kiệm kinh phí bằng cách chế tạo khung máy bay cơ bản tại nhà máy dân dụng ở Everett (thủ đô Washington), thay vì thiết lập một dây chuyền ở Wichita và điều này là cần thiết.

Giá thầu thấp nhất của Boeing cho chương trình T-7 (máy bay huấn luyện) chịu ảnh hưởng từ quan hệ đối tác với hãng bay Saab của Thụy Điển, nơi áp dụng quy trình mới và có giá thành rẻ hơn. Nhưng ngay từ năm 2019, Saab đã nói rằng Boeing dường như không hiểu những quy trình đó.

Vào năm 2018, Boeing đã đồng ý với Nhà Trắng để cắt giảm chi phí cho hai chiếc chuyên cơ mới bằng cách cải tiến các máy bay chở khách 747-8. Công ty hàng không vũ trụ GDC Technics được cho là đảm nhiệm quá trình chuyển đổi này, nhưng GDC Technics đã phá sản và Boeing phải tự mình thực hiện mọi công việc.

Ngoài việc mắc kẹt với các dự án máy bay thua lỗ, Boeing Defence and Space còn chịu áp lực từ SpaceX và những công ty mới khác trong ngành vũ trụ. Kết quả là bộ phận này đang thua lỗ và khó phát triển.

Một nhà phân tích đã hỏi Giám đốc điều hành (CEO) Kelly Ortberg của Boeing về "khả năng thoát ra khỏi một số chương trình hoặc một số hợp đồng mà hoàn toàn không có khả năng mang lại lợi nhuận". Tuy nhiên, ông Ortberg cho biết đó là điều không khả thi, vì đây là những khách hàng cốt lõi và có những cam kết dài hạn.

Đó cũng là lời trấn an mà Lầu Năm Góc muốn nghe. Nhưng liệu mọi thứ có tốt hơn với phần còn lại của ngành công nghiệp hàng không Mỹ không? Ngành này đã từng chứng kiến một làn sóng sáp nhập và mua lại (M&A).

Đối với các nhà thầu quốc phòng hàng đầu của Mỹ ngày nay, con đường dẫn đến thành công là duy trì các chương trình hiện tại và các hoạt động đi kèm.

Giám đốc điều hành Lockheed Martin Jim Taiclet có thể đã lạc quan hơn về triển vọng của tập đoàn. Đề cập về thu nhập của Lockheed Martin, ông Jim Taiclet cho biết: "Chúng tôi phải có khả năng đáp ứng J-20 với đủ số lượng ở Thái Bình Dương. F-35 và F-22 hiện là những máy bay phản lực thực sự cạnh tranh duy nhất với J-20, theo tỉ lệ một chọi một...".
Nguyễn Linh
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh tế Quốc tế 14/11/2024 06:49
S&P 500, Dow Jones gần như đi ngang khi động lực tăng giá hậu bầu cử tan biến

S&P 500 và Dow Jones chốt phiên gần như đi ngang còn Nasdaq Composite quay đầu giảm trong phiên 13/11 khi động lực tăng giá từ chiến thắng của ông Trump dần tan biến.

Kinh tế Quốc tế 14/11/2024 06:31
Dự án mới của Elon Musk: Bước chân vào con đường chính trị, phục vụ chính quyền ông Trump

Ngoài điều hành 6 doanh nghiệp cùng một lúc, Elon Musk bây giờ còn đảm nhận thêm một dự án mới: một vai trò trong chính quyền Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Kinh tế Quốc tế 13/11/2024 23:41
Nhật Bản có thể can thiệp thị trường tiền tệ để vực dậy đồng yen

Đồng yen Nhật giảm xuống dưới mức 155 yen đổi 1 USD lần đầu tiên kể từ tháng 7/2024, làm tăng khả năng Nhật Bản sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ để làm chậm đà mất giá của đồng tiền này.

Kinh tế Quốc tế 13/11/2024 22:17
Đồng USD dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh

Đồng USD đang tăng mạnh cùng với những lo ngại về chính sách áp thuế mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, khiến các nhà chiến lược tiền tệ tin rằng đồng USD sẽ còn tiếp tục tăng.