Pơ Lang, thương hiệu chuyên về các sản phẩm chăm sóc da từ quả bơ tươi Tây Nguyên, đến Shark Tank Việt Nam để gọi vốn 2 tỷ đồng cho 10% cổ phần. Mục đích của khoản đầu tư này nhằm mở rộng xưởng sản xuất, đầu tư máy móc và nghiên cứu phát triển sản phẩm.
Thương hiệu Pơ Lang chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chăm sóc da thiên nhiên từ quả bơ tươi, đã nghiên cứu thành công 14 sản phẩm trong đó chủ đạo có dầu bơ tươi, son bơ tươi, dầu rửa mặt và gội đầu từ bơ Tây Nguyên cũng là vùng có sản lượng bơ lớn nhất cả nước với 200.000 tấn một năm.
Theo giới thiệu, Pơ Lang có hai thạc sĩ chuyên ngành sinh học thực nghiệm có nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu về quả bơ và có đề tài nghiên cứu khoa học về chiết suất bơ và ứng dụng vào sản xuất thương mại.
Thành lập năm 2020, đến năm 2023 Pơ Lang đạt doanh thu 2,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 50%, tập trung trên hai kênh chính là kênh online và kênh hệ thống đại lý. Nửa đầu năm 2024 doanh thu đạt 3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 360 triệu đồng tương đương 12%. Kỳ vọng năm 2024 sẽ đạt doanh thu 8 tỷ đồng với lợi nhuận là 1 tỷ đồng.
Chị Phạm Thị Thu Hằng, người sáng lập Pơ Lang, đã chia sẻ về động lực khởi nghiệp: "Bố mẹ em là nông dân. Năm 2019, khi giá bơ rớt thảm hại, em quyết tâm tìm hướng đi mới cho quả bơ quê hương."
Về chiến lược marketing, Pơ Lang cho biết sẽ tập trung vào B2B (Business-to-Business), D2C (Direct-to-Consumer - trực tiếp đến người tiêu dùng), FMCG (Fast Moving Consumer Goods - ngành hàng tiêu dùng nhanh) và xuất khẩu. Với việc phát triển FMCG sẽ giúp xây dựng được hệ thống phân phối và đại lý.
Về B2B, startup đã lên kế hoạch đưa sản phẩm của mình vào các chuỗi làm đẹp, Pơ Lang cũng đã có hợp tác chiến lược với LaGaia, TiNi Care giới thiệu sản phẩm của mình vào các kênh MT (Modern Trade - kênh phân phối hiện đại), các chuỗi mẹ và bé, các chuỗi cửa hàng mỹ phẩm làm đẹp.
Với kênh xuất khẩu, Pơ Lang nhắm đến thị trường Trung Quốc với hai sản phẩm là dầu quả bơ và chiết xuất bơ bởi vì đã có một số khách hàng tiềm năng từ thị trường này.
Shark Thái, với kinh nghiệm trong ngành mỹ phẩm, đã đưa ra đề nghị đầu tư 2 tỷ đồng cho 30% cổ phần, kèm cam kết bao tiêu sản phẩm.
“Tôi quan tâm đến tinh dầu chiết suất bởi vì tôi sử dụng rất là nhiều. Tinh dầu bơ là chủ đề mà tôi đã làm bao nhiêu năm nay rồi. Nhưng định giá doanh nghiệp 20 tỷ thì cao quá bởi vì mình đang cần “giải cứu” mà. Bạn muốn giải cứu bơ thì bạn phải làm sao chế biến được bơ tại chỗ và tạo ra được tinh dầu hoặc chiết suất để bán vì nó bảo quản được lâu.
Tôi đầu tư cho bạn thì chắc chắn sẽ bao tiêu cho bạn nhưng giá thành phải cạnh tranh được bởi vì công nghệ sản xuất của Ấn Độ rất là khủng khiếp, giá thành của họ rất là tốt mà chất lượng của nó thì bạn biết rồi.
Tất cả những cái vấn đề của bạn họ giải quyết được thậm chí là họ có rất nhiều cách cho mình xử lý, thành ra mình phải cạnh tranh được. Nếu bạn cạnh tranh được tôi cũng có thể xuất khẩu cho các đối tác khác vì tôi cũng liên kết rất nhiều nhà máy ở trên thế giới", Shark Thái đưa ra nhận định.
Sau quá trình thương lượng, startup đã nhận được sự quan tâm từ ba nhà đầu tư: Shark Thái, Shark Bình và Shark Minh Beta. Cuối cùng, thỏa thuận được chốt ở mức 3 tỷ đồng cho 30% cổ phần, với mỗi "cá mập" nắm giữ 10%.
Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa tại Bà Rịa - Vũng Tàu là 80 m2, riêng các khu vực thuộc phường, thị trấn và huyện Côn Đảo là 60 m2.
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, để giải quyết những vướng mắc khi áp dụng Bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, các địa phương cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền; đánh giá tác động của dự thảo bảng giá đất đối với đối tượng áp dụng,...
VNG từ một quán game trở thành kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam, chạm mốc định giá 1 tỷ USD.
Người sáng lập ứng dụng nhắn tin Telegram, Pavel Durov, cho rằng chính quyền Pháp nên khiếu nại với công ty về dịch vụ thay vì bắt giữ ông, đồng thời gọi vụ bắt giữ này là "sai lầm".