Trước sức ép ngày càng lớn từ các hàng rào thuế quan, đặc biệt là tại thị trường Mỹ, cùng với sự bất ổn của thương mại toàn cầu, các quốc gia sản xuất tôm lớn đang chủ động xoay trục bằng chiến lược đa dạng hóa thị trường, theo VASEP.
Hiệp hội nhận định đây là bước đi nhằm giảm phụ thuộc vào một vài thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng kênh tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng.
Cụ thể, tại Ecuador, quốc gia từng phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc – nơi có sức mua lớn nhưng diễn biến khó lường – việc xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm trong năm 2024 đã thúc đẩy nước này chuyển hướng sang Mỹ.
Theo nhận định của VASEP, với mức thuế đối ứng dự kiến chỉ 10% đối với tôm xuất khẩu sang Mỹ – thấp hơn đáng kể so với các quốc gia châu Á – Ecuador đang có lợi thế cạnh tranh rõ rệt. Không chỉ gia tăng sản lượng, nước này còn điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, tập trung vào tôm bóc vỏ và các sản phẩm giá trị gia tăng để phục vụ các hệ thống siêu thị và nhà bán lẻ tại Mỹ.
Theo đại diện Công ty Omarsa, lần đầu tiên trong năm nay, tỷ trọng tôm đông lạnh nguyên con còn vỏ sẽ giảm xuống dưới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, cho thấy sự thay đổi đáng kể trong chiến lược sản phẩm.
Trong khi đó, Ấn Độ – quốc gia đang chịu mức thuế cao từ Mỹ – vẫn duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu nhờ chuyển hướng một phần sang thị trường Trung Quốc. Nhu cầu ngày càng tăng đối với tôm chế biến sẵn và sản phẩm giá trị gia tăng từ các thị trường nhập khẩu lớn đang mở ra nhiều cơ hội mới.
Chiến lược mở rộng thị trường song song với việc tinh gọn danh mục sản phẩm được xem là phù hợp với bối cảnh chi phí đầu vào tăng và rủi ro thương mại ngày càng lớn.
Hiệp hội cho biết, Việt Nam cũng đang tận dụng tốt mạng lưới thị trường xuất khẩu đa dạng và ổn định, bao gồm EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, không phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ nội địa, đặc biệt với mặt hàng tôm sống, cũng đang phát triển nhanh chóng, góp phần tạo thêm sức bật cho ngành tôm trong nước.
Một quốc gia khác ở Đông Nam Á là Indonesia hiện cũng đang chịu áp lực lớn khi Mỹ công bố áp mức thuế đối ứng 19% đối với toàn bộ sản phẩm tôm nhập khẩu từ nước này, áp dụng từ ngày 1/8.
Trước diễn biến này, các doanh nghiệp Indonesia đang khẩn trương mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực khác.
Đại diện Tập đoàn CP Prima cho biết nước này đang tập trung vào EU, Nhật Bản và Trung Quốc – những thị trường được ghi nhận có mức tăng trưởng nhập khẩu tôm hai chữ số trong năm vừa qua, theo dữ liệu của Kontali. Cụ thể, EU tăng 14% và Nhật Bản tăng 11%.
VASEP nhận định, các ví dụ trên cho thấy đa dạng hóa thị trường không còn là lựa chọn, mà là chiến lược sống còn với các quốc gia xuất khẩu tôm.
Không chỉ mở rộng về mặt địa lý, xu hướng hiện nay còn nằm ở việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm – từ tôm nguyên liệu sang sản phẩm chế biến, tiện lợi và có giá trị gia tăng cao – nhằm thích ứng với nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng trên toàn cầu.
Giá tiêu hôm nay (26/7) giảm nhẹ 500 đồng/kg tại Gia Lai, trong khi giá tiêu của Indonesia và Brazil cũng quay đầu giảm. Hoạt động giao dịch có phần trầm lắng do ảnh hưởng bởi thuế quan tại Mỹ và việc áp dụng Luật Thuế GTGT trong ngành nông sản.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo các bộ, địa phương khẩn trương chuẩn hóa, triển khai thủ tục xuất khẩu, đầu tư, kinh doanh đã phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/7 để tránh ách tắc.
Giá cà phê hôm nay (26/7) hôm nay quay đầu giảm mạnh trên các sàn giao dịch sau ba phiên tăng giá liên tiếp. Vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2025-2026 của Brazil đã đạt 84% diện tích gieo trồng, vượt qua mức 81% cùng kỳ năm ngoái và mức trung bình 5 năm là 77%.
Sau nhịp chững giá trong ngày 25/7, giá heo hơi đã trở lại đà giảm trên cả nước trong sáng nay.