Vĩ Mô 25/07/2024 16:46

Chuyên gia: Lạm phát tháng 6 đã đạt đỉnh, cả năm có thể giảm xuống 3,6%

Các chuyên gia từ HSBC dự báo, khi hiệu ứng cơ sở thuận lợi bắt đầu có tác động trong nửa cuối năm 2024, lạm phát bình quân 6 tháng cuối năm sẽ dịu xuống ở mức hơn 3% một chút, nhiều khả năng đưa lạm phát bình quân của cả năm xuống 3,6%.

Sau nửa đầu năm, áp lực lạm phát đang có sự gia tăng với CPI bình quân 6 tháng tăng 4,04%, xấp xỉ với mục tiêu lạm phát 4 - 4,5% mà Quốc hội đề ra.

So với các năm trước, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng cao hơn của bình quân các năm 2015, 2016, 2018, 2019, 2021, 2022, 2023 và gần cao bằng mức tăng CPI bình quân của năm 2017, 2020 trong giai đoạn 10 năm qua (2015 – 2024).

Tuy nhiên, lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,75% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung khá nhiều...

Lạm phát tháng 6 đã đạt đỉnh

 Lạm phát giai đoạn 2018 - 2024. (Ảnh: HSBC).

Từ góc độ quốc tế, các chuyên gia từ HSBC cũng đánh giá khác với tăng trưởng, lạm phát dường như là một mối lo trước mắt.Lạm phát toàn phần trong tháng 6 tăng 0,2% so với tháng trước, khiến lạm phát so với cùng kỳ năm trước vẫn ở mức cao là 4,3%. Mặc dù giá dầu trong tháng đã giảm nhưng lại không bù đắp được cho giá thịt lợn tăng do dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm nay.

Trong khi giá dầu giảm xuống giúp xoa dịu tình hình, giá thịt lợn tăng, do dịch tả lợn châu Phi vẫn còn tiếp diễn, khiến lạm phát tháng 6 tăng lên so với cùng kỳ năm trước. 

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã yêu cầu bốn tỉnh đối phó với dịch bệnh bởi các tỉnh này đã phải tiêu hủy gần 10.000 con lợn, tương đương 40% tổng số lợn bị tiêu hủy của cả nước. Trong quá khứ, biến động giá thịt lợn từng đẩy lạm phát tăng mạnh, vượt qua cả mức lạm phát mục tiêu.

Mặc dù vậy, ngoại trừ diễn biến xấu của dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn, lạm phát khả năng đã đạt đỉnh. 

Mặc dù vậy, các chuyên gia của ngân hàng này cho rằng rằng lạm phát có khả năng sẽ giảm trong 6 tháng cuối năm 2024 khi hiệu ứng cơ sở thuận lợi bắt đầu có tác động. Nguyên nhân là do sức cầu vẫn còn rất yếu.

Tăng trưởng doanh thu bán lẻ trong 6 tháng đầu năm chưa lấy lại phong độ trước đại dịch, nếu trừ đi yếu tố giá, tổng doanh thu bán lẻ chỉ tăng 5,7% thấp hơn rất nhiều so với mức 8,8% của nửa đầu năm ngoái và mức trên 10% trước đại dịch.

Tuy nhiên, trong bối cảnh sự phục hồi bên ngoài tiếp tục lan rộng, hiệu ứng lan tỏa rồi cũng sẽ tác động đến lĩnh vực trong nước, nhưng ảnh hưởng có khả năng trở nên rõ rệt hơn trong quý IV/2024

"Khi hiệu ứng cơ sở thuận lợi bắt đầu có tác động trong nửa cuối năm 2024, chúng tôi dự báo lạm phát bình quân 6 tháng cuối năm sẽ dịu xuống ở mức hơn 3% một chút, nhiều khả năng đưa lạm phát bình quân của cả năm xuống 3,6% là dự báo chúng tôi mới cập nhật cho cả năm 2024", báo cáo từ HSBC nêu rõ.

HSBC đánh giá Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng để chứng kiến triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn trong năm 2024, nếu tình hình phục hồi tiếp tục lan rộng. 

Cần đánh giá tác động từ tỷ giá

TS. Nguyễn Ngọc Tuyến – Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính. (Ảnh: HVTC).

Đánh giá về lạm phát nửa cuối năm, TS Nguyễn Ngọc Tuyến – Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng có nhiều điểm mâu thuẫn trong các yếu tố tác động lên lạm phát. 

Trong đó, sức cầu năm nay được đánh giá là yếu nhưng tồn kho lại giảm mạnh, năm ngoái xuất khẩu yếu nên tồn kho khoảng hơn 80% còn năm nay rút xuống còn hơn 70%. Điều này cho thấy, không dễ để dự báo lạm phát nửa cuối năm, bởi còn rất nhiều biến số chưa rõ ràng.

Ông cũng chỉ ra một điểm đáng chú ý là trong nửa đầu năm nay, giá vàng tăng, một phần khiến tỷ giá USD/VND tăng mạnh, ngoài ra, sự biến động của các thị trường tài sản như: Bất động sản, vàng, ngoại tệ...cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và cần có sự đánh giá tác động đối với CPI.

"Tuy những yếu tố này không nằm trong rổ hàng hoá tính CPI nhưng lại tác động đến nhiều yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến giá cả của nền kinh tế", ông Tuyến nhấn mạnh.

Dự báo về mức lạm phát cuối năm, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng lạm phát cả năm nay có thể lên tới 4,5%. 

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, thì dự báo CPI bình quân 2024 so với năm 2023 sẽ tăng ở mức 4,2% - 4,5%.  Lý do chính là bởi năm 2024, bối cảnh lạm phát và giá cả hàng hóa thế giới đã hạ nhiệt, khả năng lạm phát ở Việt Nam tăng mạnh trong năm nay là khó xảy ra.

"Thêm vào đó, Chính phủ luôn thận trọng và chủ động trong điều hành giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát, nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dư địa để đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng", ông Long cho biết.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về những diễn biến khó lường của tình hình thế giới và khu vực sẽ tạo ra nhiều khó khăn, thách thức đối với kinh tế trong nước, cộng hưởng với những vấn đề nội tại của nền kinh tế chưa được xử lý triệt để, nên sẽ tác động tới lạm phát.

Hạ An
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vĩ Mô 16/04/2025 08:55
Trước khi sáp nhập, Đà Nẵng có quy mô kinh tế như thế nào?

Tiếp đà tăng trưởng tích cực của năm 2024, kinh tế quý I/2025 của TP Đà Nẵng tiếp tục có nhiều điểm sáng khá tích cực và đạt được nhiều kết quả vượt trội như: tăng trưởng GRDP xếp thứ 4 cả nước, khách quốc tế tăng hơn 42%, cán cân thương mại duy trì xuất siêu,...

Vĩ Mô 16/04/2025 08:20
Phó Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho các dự án năng lượng tái tạo trong tháng 5

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc cho các dự án năng lượng tái tạo ngay trong tháng 5.

Vĩ Mô 16/04/2025 08:19
EU muốn sớm nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác Chiến lược Toàn diện

Đây là khẳng định của bà Kaja Kallas, Phó Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu (EC), Đại diện cấp cao EU về Chính sách đối ngoại và an ninh, tại cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn.

Vĩ Mô 16/04/2025 07:55
GRDP Long An tăng 7,2% trong quý I/2025, cao nhất trong 5 năm

Với mức tăng 7,2%, vượt mức trung bình cả nước, Long An hiện xếp thứ 5 vùng đồng bằng sông Cửu Long và thứ 4 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về tốc độ tăng trưởng GRDP quý I/2025.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO