Kinh tế Quốc tế 26/10/2024 10:25

Cuộc cạnh tranh tiền tệ giữa hai siêu cường - Bài 1: Sức ảnh hưởng suy giảm

Quyền bá chủ của đồng USD đối với nền kinh tế thế giới được phản ánh thông qua việc nó chiếm tỷ trọng quá mức trong dự trữ ngoại hối tại nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới.

 

(Ảnh minh hoạ: Reuters).

Mạng theconversation.com vừa có bài phân tích về cuộc cạnh tranh tạo sự ảnh hưởng bằng đồng nội tệ giữa hai siêu cường thế giới, trong đó nhận xét nợ quốc gia của Mỹ là “gót chân Achilles” của họ, nhưng đối với Trung Quốc, đây lại là một cơ hội mới.

Theo bài viết, trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới của các nước đang phát triển. Vị thế kinh tế của Trung Quốc mạnh đến mức cạnh tranh vị thế của đồng USD. Trung Quốc là một thành viên có ảnh hưởng của Nhóm BRICS mở rộng (gọi là BRICS+).

Sự thống trị của đồng USD củng cố ảnh hưởng của Mỹ trong trật tự quốc tế hiện nay. Điều này đã được nhà kinh tế học Denis Durand của Pháp giải thích trong bài viết “Cạnh tranh tiền tệ quốc tế: quyền bá chủ của đồng USD đang bị thách thức?”.

Bên cạnh thực tế là một số loại tiền tệ đã được gắn kết với đồng USD bằng một liên kết ấn định hoặc qua biên độ dao động, đồng tiền của Mỹ cũng được sử dụng ở nhiều nước thế giới thứ ba và Đông Âu, nơi nó được công chúng tin tưởng cao hơn nhiều so với đồng tiền nội địa. Mỹ hiện là cường quốc duy nhất có thể gánh nợ nước ngoài bằng đồng tiền của chính họ.

Sức ảnh hưởng lớn của đồng USD đối với nền kinh tế thế giới được phản ánh thông qua việc nó chiếm tỷ trọng quá mức trong dự trữ ngoại hối tại nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới. Đồng USD vẫn vượt trội hơn các loại tiền tệ khác cho dù đã có một số sự suy giảm trong vấn đề này.

 

Mặc dù đã giảm 12 điểm phần trăm từ năm 1999 đến năm 2021, tỷ trọng của đồng USD trong tài sản chính thức của các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn khá ổn định ở quanh mức 58-59%.

Đồng tiền Mỹ vẫn được tin tưởng rộng rãi trên khắp thế giới, củng cố vị thế là đồng tiền dự trữ hàng đầu. Dự trữ đồng USD của các ngân hàng trung ương trên thế giới được đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ trên thị trường vốn của Mỹ, giúp giảm chi phí tài trợ cho cả nợ chính phủ và đầu tư tư nhân tại Mỹ.

Tuy nhiên, thu nhập tạo ra cho nền kinh tế Mỹ nhờ sức ảnh hưởng lớn của đồng USD cũng rất dễ bị sụp đổ. Nhà kinh tế học Durand đưa ra quan điểm này khi ông viết rằng “quyền bá chủ tiền tệ của Mỹ chỉ được duy trì nhờ lòng tin của các tác nhân kinh tế trên toàn thế giới đối với đồng USD”.

Có hai lý do khiến lòng tin của thế giới đối với đồng USD có thể giảm.

Thứ nhất: như Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 4/2023, Mỹ đang sử dụng đồng USD của họ như một công cụ để tạo ảnh hưởng tới các nước. Điều này cuối cùng có thể làm suy yếu quyền bá chủ của đồng USD.

Thứ hai: tình hình nợ của Mỹ, đặc biệt là tình trạng không bền vững của nó, là một mối lo ngại và có thể ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của đồng USD như một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.

Hà Linh
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh tế Quốc tế 26/10/2024 15:40
Đồng euro sẽ vẫn còn suy yếu trong thời gian tới?

Giới quan sát dự báo rằng nhiều khả năng đồng tiền chung châu Âu sẽ vẫn còn suy yếu trong thời gian tới.

Kinh tế Quốc tế 26/10/2024 14:55
Nvidia lần thứ hai trong năm vượt Apple về giá trị thị trường

Nvidia đã vượt qua Apple để trở thành công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới sau khi cổ phiếu của hãng này tăng mạnh, nhờ nhu cầu bùng nổ đối với chip trí tuệ nhân tạo (AI).

Kinh tế Quốc tế 26/10/2024 13:47
Cuộc cạnh tranh tiền tệ giữa hai siêu cường - Bài cuối: Gió sẽ đổi chiều?

Hiện tại, Trung Quốc đang là chủ nợ nước ngoài lớn thứ hai của Mỹ, với việc nắm giữ khoảng 816 tỷ USD.

Kinh tế Quốc tế 26/10/2024 08:37
Ngân hàng trung ương Nga tăng lãi suất lên mức cao kỷ lục 21%

Ngân hàng trung ương Nga ngày 25/10 đã nâng lãi suất thêm 2 điểm phần trăm lên mức cao kỷ lục 21% nhằm kìm hãm đà tăng của lạm phát.