Tổng thống Joe Biden đã đạt được một thỏa thuận đình chiến với EU trong cuộc xung đột bắt đầu từ khi ông Donald Trump áp thuế lên thép và nhôm vào năm 2018. Tuy nhiên, vào năm tới, mỗi bên sẽ tái áp dụng các mức thuế lên đối phương: EU sẽ thực hiện từ cuối tháng 3/2025, còn Mỹ vào cuối năm 2025, theo Financial Times.
“Ủy ban Châu Âu thực sự phải đưa ra quyết định bởi thời hạn tháng 3/2025 cách không xa thời điểm ông Trump nhậm chức. Hoàn cảnh hiện tại sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của EU vào năm sau ” ông Rufino Hurtado, đại diện thương mại cấp cao tại phái đoàn Mỹ tại EU, nói.
Ông Trump, người vừa tái đắc cử, đã đe dọa áp thuế từ 10 - 20% lên tất cả hàng nhập khẩu từ EU và chỉ trích khối này vì xuất siêu sang Mỹ.
Theo thỏa thuận dưới thời ông Biden, Mỹ đã thay thế mức thuế năm 2018 là 25% đối với thép và 10% đối với nhôm bằng một hệ thống hạn ngạch, trong khi EU đình chỉ các mức thuế trả đũa của mình lên hàng hóa Mỹ.
Ông Hurtado phát biểu tại một hội nghị ở Brussels rằng mặc dù EU và Mỹ “gần gũi hơn bao giờ hết” về hầu hết các vấn đề, nhưng Brussels đã làm trì hoãn tiến trình đàm phán trong ba năm qua. Hai bên đã đồng ý thành lập một "câu lạc bộ thép xanh" vào năm 2021 khi tạm dừng tranh chấp.
Ý tưởng là thống nhất các tiêu chuẩn môi trường để ngăn chặn thép giá rẻ của Trung Quốc, sản xuất bằng nhiên liệu hóa thạch, tràn vào thị trường Mỹ và EU.
Ông Hurtado cho biết Mỹ đã đưa ra các đề xuất “tham vọng” nhưng chúng “không phù hợp với các mục tiêu của EU”.
Ủy viên thương mại EU Valdis Dombrovskis cho rằng Hiệp định về Thép và Nhôm Bền vững (GSA) phải tuân theo các quy tắc thương mại đa phương, và các quan chức EU nói rằng kế hoạch của Mỹ, ưu tiên các nhà sản xuất trong nước, có thể vi phạm các quy tắc của WTO.
Brussels muốn xây dựng câu lạc bộ thép xanh dựa trên cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của mình. Cơ chế này sẽ áp thuế lên hàng nhập khẩu dựa trên lượng carbon thải ra từ năm 2026. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến thép nhập khẩu từ Mỹ, vì Mỹ không có hệ thống định giá carbon ở cấp quốc gia.
Trong khi đó, các nhà sản xuất EU vẫn đang trả khoảng 300 triệu USD hàng năm để nhập khẩu kim loại vượt quá hạn ngạch carbon từ Mỹ.
EU dự kiến sẽ tái áp thuế lên 4,8 tỷ euro hàng nhập khẩu từ Mỹ từ ngày 31/3, bao gồm 50% lên rượu bourbon, xe máy Harley-Davidson và tàu thuyền, nếu không có sự trì hoãn thêm.
Các mức thuế thấp hơn sẽ áp dụng cho một loạt hàng hóa, bao gồm một số sản phẩm thép, nhôm, sản phẩm nông nghiệp và bài tây.
“Chúng tôi đang cố gắng tìm một giải pháp cho vấn đề này,” một quan chức EU cho biết, “Nhưng tình hình đang mất cân bằng khi các nhà xuất khẩu của chúng tôi vẫn đang phải chịu một số thuế. Chúng tôi muốn giải quyết vấn đề này vì lợi ích của cả hai bên.”
Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với ý kiến của đa số Thường trực Ủy ban KH,CN&MT là trình Quốc hội thông qua dự án luật này tại Kỳ họp thứ 8.
UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch tham gia thực hiện đề án Một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao.
Đối với kim loại quý, giá bạc giảm 0,31% về gần 31 USD/ounce; giá bạch kim cũng nối dài đà giảm sang phiên thứ tư liên tiếp khi giảm 0,5%, đưa giá giao dịch về mức 943,5 USD/ounce.
Giá lúa gạo hôm nay (14/11) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có biến động mới, trong khi giá gạo châu Á giảm nhẹ 1 – 3 USD/tấn. USDA dự báo Việt Nam có thể xuất khẩu kỷ lục 8,9 triệu tấn gạo trong năm nay.