Tháng 9/2023, thị trường M&A Việt Nam gây chú ý khi Thomson Medical Group chi 381,4 triệu USD thâu tóm Bệnh viện FV – thương vụ lớn nhất trong ngành y tế năm đó, theo BDA Partners.
Thương vụ này không đơn thuần là hoạt động mua bán, mà là tín hiệu rõ ràng: thị trường y tế Việt Nam đã trở thành “mặt trận nóng” trong bản đồ đầu tư khu vực.
Từ bệnh viện tư nhân quy mô hàng nghìn giường đến chuỗi nha khoa, từ startup công nghệ y tế đến giải pháp chăm sóc sức khoẻ số, dòng vốn đang ồ ạt đổ vào từng ngách nhỏ của hệ sinh thái y tế – nơi nhu cầu luôn vượt xa nguồn cung.
Khi kinh tế toàn cầu chao đảo, ngành y tế Việt Nam một bến đỗ an toàn cho các nhà đầu tư. BDA Partners nhận định: “Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nhu cầu thiết yếu căn bản, không bị ảnh hưởng bởi các biến động trong nền kinh tế chung”.
Năm 2023, lĩnh vực này ghi nhận 15 thương vụ M&A trị giá gần 765 triệu USD, với giá trị giao dịch trung bình tăng từ 65 triệu USD năm 2022 lên 100 triệu USD.
Ngay cả trong năm 2024, khi tổng giá trị M&A Việt Nam sụt giảm 54% xuống còn 2 tỷ USD do lãi suất USD cao và bất ổn toàn cầu, y tế vẫn là điểm sáng nhờ nhu cầu về hạ tầng y tế và dược phẩm.
Các thương vụ lớn như CVC Capital mua Bệnh viện Quốc tế Phương Châu với giá 116 triệu USD hay khoản đầu tư của Warburg Pincus vào Bệnh viện Xuyên Á (6.000 giường bệnh) cho thấy các nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn vào những cơ sở y tế uy tín, bất chấp khó khăn kinh tế.
Đến năm 2025, PwC dự báo các bệnh viện tư nhân và cơ sở chuyên khoa như nhãn khoa và ung thư sẽ tiếp tục là tâm điểm M&A, nhờ nhu cầu dịch vụ y tế chất lượng cao không ngừng tăng.
Một quốc gia 100 triệu dân, nơi tầng lớp trung lưu đang phình to như một quả bóng căng áp lực – đó là giấc mơ của bất kỳ nhà đầu tư y tế nào. Khi 70% dân số sẵn sàng chi tiền cho sức khỏe trong vòng chưa đầy một thập kỷ tới, theo BDA Partners, thị trường Việt Nam không còn chỉ là “tiềm năng”, mà đang chuyển sang trạng thái có thể hiện thực hóa lợi nhuận thông qua M&A.
Sự bùng nổ này thúc đẩy nhu cầu về bệnh viện, phòng khám và dịch vụ chăm sóc chất lượng. PwC nhấn mạnh rằng tầng lớp trung lưu sẽ là động lực chính cho M&A năm 2025, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ y tế (medtech) và sức khỏe kỹ thuật số.
Trong khi đó, nhu cầu y tế chưa được đáp ứng càng làm nóng thị trường. Năm 2022, Việt Nam chỉ có 2,9 giường bệnh và 0,9 bác sĩ trên 1.000 người, thấp hơn nhiều so với khuyến nghị của WHO (5 giường và 2,5 bác sĩ/1.000 người).
Tình trạng quá tải ở các bệnh viện công đã mở đường cho các cơ sở tư nhân. Một ví dụ điển hình là thương vụ 24HMoney đầu tư vào chuỗi nha khoa Parkway Dental (dưới 5 triệu USD) năm 2023.
Ông Phan Minh Tâm, lãnh đạo 24HMoney, chia sẻ trong báo cáo của BDA Partners rằng: “24HMoney mong muốn tìm các thương quyền đầu tư vào các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng tăng trưởng, có vị thế tốt trong ngành. Cùng với việc hỗ trợ về tài chính, chúng tôi cũng chia sẻ về và đóng góp về ‘know-how’ để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược, vận hành và quản trị rủi ro”.
Những khoản đầu tư như thế này cho thấy các nhà đầu tư trong nước đang nhạy bén nắm bắt cơ hội từ các phân khúc chuyên biệt.
Bên cạnh đó, người Việt ngày càng sẵn sàng chi tiêu cho sức khỏe, với mức chi bình quân tăng từ 90 USD năm 2017 lên 141 USD năm 2022, dù vẫn thấp hơn mức trung bình toàn cầu (709 USD).
Đại dịch và sự tiếp cận thông tin về lối sống lành mạnh đã thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ y tế chất lượng và sản phẩm không kê đơn (OTC). PwC dự báo rằng năm 2025, các doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe bán lẻ và OTC sẽ sôi động trong M&A, với xu hướng tách thành các pháp nhân độc lập để chuyển đổi mô hình kinh doanh.
Tuy nhiên, dân số đông và nhu cầu tăng chỉ là phần nổi của tảng băng. Phía dưới là một cuộc cách mạng đang âm thầm định hình lại toàn bộ luật chơi – công nghệ và pháp lý.
Nếu y tế là chiếc xe, thì công nghệ chính là động cơ phản lực đang thay thế chiếc máy nổ cũ kỹ. Các thương vụ M&A không còn chỉ nhắm tới giường bệnh và thiết bị, mà đang xoáy sâu vào dữ liệu, phần mềm, trí tuệ nhân tạo và khả năng tích hợp số hóa. Nhà đầu tư giờ đây muốn mua cả một hệ sinh thái y tế kỹ thuật số – chứ không chỉ là một toà nhà bệnh viện.
Dự báo năm 2025, các quỹ đầu tư tư nhân (PE) ngày càng đổ tiền vào sức khỏe kỹ thuật số và công nghệ y tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội thoái vốn hấp dẫn.
Trong lĩnh vực dược phẩm, các thương vụ tập trung vào công nghệ sinh học để đối phó với tình trạng hết hạn độc quyền bằng sáng chế, đồng thời thoái vốn các tài sản không trọng yếu để tối ưu hóa danh mục đầu tư. Làn sóng đổi mới này không chỉ mở rộng thị trường mà còn mang lại giá trị vượt trội cho các thương vụ.
Cùng lúc đó, các nhà phân tích đều nhận định rằng những cải cách pháp lý đang mở ra cánh cửa cho M&A y tế. Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ yêu cầu chấp thuận M&A trong một số trường hợp và giảm ngưỡng sở hữu cổ phần để triệu tập Đại hội đồng cổ đông từ 10% xuống 5%, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, theo BDA Partners.
Bên ngoài Bệnh viện FV (quận 7, TP HCM). Ảnh: FEMV.
Ông Ong Tiong Hooi, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn thương vụ, PwC Việt Nam, nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp nội địa đang thể hiện vai trò chủ động, dẫn đầu trong các thương vụ giá trị cao, trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang quan tâm trở lại tới thị trường, đặc biệt tập trung vào hai lĩnh vực tiềm năng là y tế và giáo dục”.
Yếu tố khan hiếm cũng đẩy giá trị các thương vụ lên cao. Tại Hà Nội và trước đây ở TP HCM, việc mở rộng đất và quy mô giường bệnh trong nội thành bị hạn chế, khiến các dự án đã được cấp phép trở thành “hàng hiếm”.
Theo BDA Partners, các cơ sở y tế tại hai thành phố này thường được giao dịch với giá cao hơn trung bình thị trường, như trường hợp Bệnh viện FV và Phương Châu.
Nhà phân tích tại ASART bổ sung rằng môi trường thoái vốn cải thiện nhờ các quy định mới và cơ hội hợp nhất đã hỗ trợ các thương vụ y tế, đặc biệt trong việc mở rộng chuỗi cung ứng và nâng cấp công nghệ.
Thị trường đang nóng – nhưng không phải ai nhảy vào cũng thắng. Dòng vốn dồi dào, tầng lớp trung lưu bùng nổ và khung pháp lý mở là cơ hội vàng. Tuy nhiên, thành công không nằm ở việc mua vào – mà ở cách tích hợp, vận hành và thoái vốn hiệu quả.
Trong một thị trường mà định giá có thể phình to vì sự khan hiếm, sự tỉnh táo trong đàm phán, am hiểu hệ sinh thái và chiến lược dài hạn sẽ phân biệt kẻ thắng – người thua. Sân chơi M&A y tế triệu đô không dành cho người đi sau hoặc thiếu tầm nhìn.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Ngày 21/5, tại khu phức hợp Selavia, CTCP Toàn Hải Vân (TTC Phú Quốc - thành viên Tập đoàn TTC) và Tập đoàn Ascott, đơn vị quản lý lưu trú hàng đầu thế giới, đã chính thức ký kết hợp đồng tư vấn kỹ thuật và quản lý vận hành căn hộ khách sạn mang thương hiệu Citadines Selavia Phu Quoc.
Theo chuyên gia, việc mở rộng địa giới đơn vị hành chính giúp các tỉnh có thể quy hoạch thêm nhiều khu công nghiệp mới với diện tích lớn hơn, cung cấp thêm lựa chọn cho doanh nghiệp.
Vịt 34 hiện sở hữu 15 cơ sở ở Hà Nội và TP HCM, phục vụ hơn 50 món ăn từ vịt. Thời gian gần đây, nhà hàng còn cho ra mắt món vịt sấy dẻo nhưng hiện đã dừng bán.
Một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng The Coffee House đã “bịt ổ điện” để hạn chế khách ngồi lâu. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế tại nhiều cửa hàng cho thấy chưa có dấu hiệu thay đổi chính sách rõ ràng từ chuỗi cà phê này.