Mới đây tờ Rest of World đã có phỏng vấn các cựu nhân viên VinFast về môi trường làm việc tại dự án khởi nghiệp của một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam, dưới đây chúng tôi xin lược dịch và biên tập lại bài viết này.
Khoảng một năm trước, James (đã được đổi tên theo yêu cầu của nhân vật) gia nhập đội ngũ tiếp thị của VinFast. Thời điểm đó, nhà sản xuất xe điện này đang sa thải các giám đốc điều hành. Ông Michael Lohscheller - một người kỳ cựu trong ngành ô tô, đã từ chức sau một khoảng thời gian gia nhập và ít nhất 4 giám đốc khác, bao gồm cả Giám đốc bán hàng toàn cầu Emmanuel Bret đã rời đi.
Khi ấy, VinFast đang tập trung cao độ để theo đuổi tham vọng trở thành hãng xe điện toàn cầu. Trong đó bao gồm việc ráo riết mở trụ sở ở châu Âu cũng như xây dựng nhà máy trị giá hàng tỷ đô tại Mỹ.
Trong những tháng làm việc tại VinFast, James đã chứng kiến nhiều đồng nghiệp nước ngoài bị sa thải hoặc nghỉ việc. Anh cũng không chắc khi nào sẽ là ngày làm việc cuối cùng của mình tại VinFast. “Nhưng đây là cơ hội tuyệt vời để trở thành một phần của nhà sản xuất xe điện đầu tiên bên ngoài châu Âu và Mỹ, vì vậy tôi tiếp tục theo đuổi mục tiêu công việc tại đây”, anh nói.
Đồng ý với nhận định của James, Thao (cũng đã được đổi tên), là cựu quản lý trung cấp tại nhà máy VinFast ở Hải Phòng cho biết: “Nhiều nhân sự nước ngoài đã rời đi. Nhiều người đến nhưng cũng có nhiều người đi. Ai không làm được việc thì phải nghỉ”.
Đầu năm nay, ba giám đốc người Mỹ tiếp tục rời công ty trong một tuần. Tháng 7, Phó Giám đốc điều hành sản xuất toàn cầu Michael Johnson xác nhận rằng ông cũng đã rút lui và “không còn giám sát các hoạt động hàng ngày ở Việt Nam hoặc Mỹ”, tuy nhiên ông vẫn còn trong hội đồng quản trị.
Theo lời kể của những nhân viên cũ, VinFast không dành cho những người yếu tim. Họ cho biết mục tiêu công ty luôn thay đổi để phù hợp với thị trường. Nhà sản xuất xe điện của Việt Nam có một môi trường làm việc áp lực cao. Đây cũng chính là văn hoá doanh nghiệp đã giúp Vingroup (công ty mẹ VinFast) trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam.
Trả lời vấn đề này qua mail, VinFast nói rõ ràng: “Giống như bất kỳ công ty nào, VinFast đôi khi buộc phải sa thải những nhân viên không đạt được thành tích như mong đợi. Mỗi quyết định được đưa ra trong từng trường hợp cụ thể. Nhưng mục tiêu của chúng tôi là tất cả nhân viên đều thành công tại VinFast và chúng tôi luôn cố gắng tạo cơ hội cho nhân viên làm được điều đó”.
VinFast được thành lập vào năm 2017, và có tốc độ phát triển chóng mặt. Được hậu thuẫn bởi tỷ phú giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng. Ông Vượng đã hỗ trợ VinFast khoảng 8 tỷ USD kể từ khi ra mắt đến nay.
Để thúc đẩy tham vọng của mình, VinFast đã thu hút nhân tài nước ngoài đến Việt Nam, đưa ra mức lương và phúc lợi cạnh tranh với chi phí sinh hoạt thấp hơn. Martin Schröder, giáo sư tại Đại học Ritsumeikan, người nghiên cứu về ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, nói rằng sự phụ thuộc của công ty vào nhân viên nước ngoài là “khá lớn”.
“Hầu hết các nhà quản lý hàng đầu dường như là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành đến từ nước ngoài”, Ông nói, điều này cũng đúng với vai trò lãnh đạo trong nhà máy.
Theo Akshay, một kỹ sư người Ấn Độ đã làm việc tại văn phòng Hà Nội của VinFast trong khoảng hai năm, nhiều kỹ sư Ấn Độ đã bị thu hút tới Việt Nam làm việc cho VinFast vì mức lương rất hấp dẫn
“Ở Ấn Độ, nếu họ được trả 1.000 USD mỗi tháng, VinFast sẽ trả cho họ gấp đôi, thậm chí gấp ba số tiền đó”, anh nói. Tuy nhiên, công việc tại VinFast yêu cầu tính kỷ luật cao. Anh đã từng chứng kiến một nhân viên IT bị sa thải vì đến muộn cuộc họp 5 phút.
Robot làm việc trong nhà máy VinFast. (Video: Đức Huy).
Hoa - một cựu nhân viên văn phòng làm việc hai năm tại VinFast, đồng ý rằng mức thu nhập tại đây cao là chuyện bình thường. “Chúng tôi thường nói với nhau rằng môi trường làm việc tại VinFast đòi hỏi nhân viên phải đa kỹ năng, giỏi chuyên môn thôi là chưa đủ”.
Luân, một kỹ sư Việt Nam đã làm việc tại VinFast trong 5 năm qua, cho biết các chuyên gia nước ngoài được tuyển dụng để đào tạo và phát triển đội ngũ kỹ sư người Việt. Nhiệm vụ chung của nhân sự người Việt là “học hỏi nhanh nhất có thể từ các chuyên gia nước ngoài. Để khi họ rời đi, kỹ sư người Việt vẫn có thể tiếp tục công việc”.
Luân cho biết anh làm việc từ 50 tới 60 giờ mỗi tuần, thường xuyên ăn ngủ tại xưởng.
Thực tế, ông Aditya Narayan Mishra, CEO công ty “săn đầu người” CIEL HR tại Ấn Độ, cho biết ngành công nghiệp xe điện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu kỹ sư và kỹ thuật lành nghề.
“Việc áp dụng chiến lược thuê và sa thải sẽ dẫn đến một chu kỳ tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới liên tục, điều này có thể tốn kém và mất thời gian”, ông nói.
Là một công ty khởi nghiệp đòi hỏi VinFast phải thay đổi hàng ngày. Akshay cho biết anh đã làm việc với sáu kỹ sư trưởng khác nhau trong suốt gần hai năm làm việc. “Công ty đặt ra kế hoạch nhưng rồi lại thay đổi từng ngày. Họ sẽ thay đổi thông số kỹ thuật, thay đổi mục tiêu”.
Nông dân lo lắng giá đất bị thổi lên cao sau các phiên đấu giá, trong khi Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định đã đưa ra nhiều giải pháp chấn chỉnh tình trạng này.
Ngày hội mua sắm Black Friday đang đến gần. Dù háo hức tìm kiếm các sản phẩm với mức giá hời, song áp lực lạm phát cũng phần nào ảnh hưởng đến không khí mua sắm rộn ràng trong dịp lễ này.
Công ty Nam Hội An - chủ dự khu nghỉ dưỡng Hoiana muốn tăng vốn thêm 196,5 triệu USD, nhưng chưa thể thực hiện sau hơn nửa năm.
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa ban hành các quyết định xử lý vụ việc vi phạm pháp luật về cạnh tranh với ba doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử.