Thành phố dự kiến hợp nhất Sở Tài chính và Sở Kế hoạch Đầu tư thành Sở Tài chính - Đầu tư, trên cơ sở bàn giao, tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ, nhân sự từ hai sở trước đây (106 biên chế, 13 phòng) và hai đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp (trước đây thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư), Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội thành phố. Sau hợp nhất sẽ giảm một Văn phòng và một cơ quan Thanh tra.
Sở Xây dựng và Sở Giao thông Vận tải được hợp nhất thành Sở Giao thông - Xây dựng với tổng biên chế 135, gồm 11 phòng (giảm 4 phòng), giữ nguyên 13 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Sở Văn hóa Thể thao và Sở Du lịch hợp nhất thành Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, tiếp nhận quản lý thông tin, báo chí và xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông chuyển sang. Tổng biên chế là 65, gồm 9 phòng (giảm 3 phòng, nhận một phòng), giữ nguyên 11 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Sở Thông tin Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ hợp nhất thành Sở Khoa học - Thông tin. Tổng biên chế là 58, chuyển 8 biên chế sang Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch mới; tổng số phòng là 8 (giảm 2 phòng, chuyển 1 phòng).
Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên Môi trường hợp nhất thành Sở Tài nguyên và Môi trường - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổng biên chế (bao gồm chi cục) là 212; tổng số phòng còn lại 7 (giảm 3 phòng), 4 chi cục, 7 đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Thành phố dự kiến chấm dứt hoạt động của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, chuyển lĩnh vực quản lý giáo dục nghề nghiệp về Sở Giáo dục và Đào tạo; chuyển lĩnh vực bảo trợ xã hội, trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội về Sở Y tế; chuyển lĩnh vực lao động, tiền lương, việc làm, bảo hiểm xã hội, người có công về Sở Nội vụ.
Thành phố đã hoàn tất các thủ tục cần thiết để thành lập Sở An toàn thực phẩm theo Nghị quyết 136/2024 của Quốc hội. Tuy nhiên, trước yêu cầu từ Trung ương về việc tinh gọn bộ máy, Ban Cán sự Đảng UBND TP Đà Nẵng đang xin ý kiến Ban Chỉ đạo Thành ủy để báo cáo Thủ tướng xem xét chấm dứt thí điểm Ban Quản lý An toàn thực phẩm, chuyển đơn vị này thành Chi cục trực thuộc Sở Công Thương, với chức năng và nhiệm vụ được giữ nguyên.
UBND TP Đà Nẵng cũng đề xuất phương án giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn để chuyển giao nhiệm vụ, nhân sự sang các Ban quản lý dự án khác của UBND thành phố; hợp nhất Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên và Ban quản lý dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp và công nghệ cao.
Thành phố đang cân nhắc hai phương án duy trì hoạt động độc lập hoặc sáp nhập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển đô thị.
Thành phố đề xuất chuyển Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư thành đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng UBND thành phố; chuyển Viện Nghiên cứu phát triển thành phố thành đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài chính - Đầu tư; giữ nguyên Đài Phát thanh truyền hình như hiện nay.
Ban Cán sự Đảng đề nghị tính toán sắp xếp Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Cao đẳng nghề sau khi thực hiện sắp xếp các sở, ngành; giải thể Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản tổng hợp Đà Nẵng, sắp xếp nhân sự về các cơ quan báo đài có vị trí việc làm phù hợp, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động dôi dư.
Thành phố Đà Nẵng hiện có 22 Sở ban ngành (bao gồm Văn phòng UBND, Văn phòng HĐND thành phố, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp, Ban Quản lý An toàn thực phẩm); 8 chi cục và tương đương; 126 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở (115 đơn vị) và trực thuộc UBND thành phố (11 đơn vị).
Văn phòng UBND thành phố và các sở được bố trí từ 2 đến 4 cấp phó. Số công chức, viên chức lãnh đạo khối sở, ban, ngành và đơn vị sự nghiệp thành phố là 122 người. Trong đó khối sở, ban, ngành là 85 người; khối đơn vị sự nghiệp 37 người.
Ban Cán sự đảng UBND TP Đà Nẵng thống nhất kết thúc hoạt động của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về các phòng Nội vụ, Y tế, Giáo dục và Đào tạo.
Tại các quận, sáp nhập Phòng Kinh tế và Phòng Tài nguyên và Môi trường, ở huyện Hòa Vang sáp nhập Phòng Tài nguyên Môi trường với Phòng Nông nghiệp Phát triển nông thôn, từ đó giảm từ 12 phòng chuyên môn còn 10 phòng.
Hàng loạt các Hội cũng có phương án sáp nhập. Tên gọi sau sáp nhập gồm Liên hiệp các Hội văn học - Nghệ thuật; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật; Hội chữ thập đỏ; Hội Luật gia; Hội Y học; Hội Khuyến học...
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng có quy mô 20.000 ha, được xây dựng nhằm khai thác tối đa lợi thế về vị trí cửa ngõ và nền tảng phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển của TP Hải Phòng.
Dự án cải tạo đường Thái Văn Lung, quận 1, thành tuyến phố "mẫu" ở khu trung tâm dự kiến gần 64 tỷ đồng, tăng hơn 31 tỷ so với trước do bổ sung nhiều hạng mục.
Trong 11 tháng, kinh tế tỉnh Lai Châu có nhiều khởi sắc như chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng trên 39%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng gần 10%. Tuy nhiên, tổng giá trị xuất, nhập khẩu lại giảm hơn 36%.
"Khẩn trương xây dựng, ban hành chuẩn chương trình đào tạo và đề xuất các cơ chế, chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng đối với người học các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi trong và ngoài nước" là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho hai ngành trên.