Ngày 10/12, chia sẻ trên Fanpage ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh, cho biết đã có buổi làm việc với Chủ tịch kinh doanh khối ngoại cùng đại diện ban giám đốc Xiaomi toàn cầu.
Nói kế hoạch trong năm 2025, hai bên cho biết đã “thảo luận và đặt ra những mục tiêu mới đầy tham vọng, không chỉ ở mảng smartphone mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới vào các lĩnh vực tiềm năng như IoT, điện máy và xe điện…”
Theo ông Hiểu Em, đây là những bước đi chiến lược nhằm mang đến các giải pháp công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Ngày 28/3, Xiaomi - nhà sản xuất điện thoại, Tivi thông minh và đồ gia dụng nổi tiếng Trung Quốc, đã ra mắt chiếc xe điện đầu tiên của mình, mẫu sedan SU7.
Tại buổi ra mắt, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành, tỷ phú Lei Jun, thừa nhận: “Trong ba năm phát triển chiếc xe này, nhận thức lớn nhất của tôi là sản xuất ô tô cực kỳ khó khăn”.
Ông cho biết chiếc sedan này có phạm vi lái tối thiểu là 700 km so với 606 km Model 3 của Tesla. Mẫu xe cơ sở sẽ được bán với giá dưới 30.000 USD, rẻ hơn Model 3 ở Trung Quốc.
Tuy mới chỉ mở bán ở Trung Quốc song Xiaomi nói rằng họ đã nhận được 120.000 đơn đặt hàng chắc chắn cho SU7 trong 36 giờ, điều đó có nghĩa là công suất sản xuất năm nay của nhà máy đã được bán hết.
Nhà máy sản xuất xe điện của Xiaomi xây dựng tại Bắc Kinh trong giai đoạn đầu chỉ sản xuất được 150.000 xe/năm. Tuy vậy, khi hoàn thiện, cơ sở này có thể cho ra sản lượng hàng năm tối đa 300.000 xe/năm.
Hiện tại, theo chia sẻ từ người đứng đầu, Xiaomi đang chịu lỗ trong mỗi chiếc xe bán ra. Tháng 12/2023, vị CEO nói rằng hãng có thể chi nhiều gấp 10 lần các hãng khác về nhân công và đầu tư thường thấy cho một mẫu xe mới, nhưng thêm rằng "Xiaomi đủ tiền mặt dự trữ để đương đầu với bất cứ cuộc cạnh tranh khốc liệt nào trong 5 năm tới".
Việc mở rộng đại lý phân phối các sản phẩm như ô tô điện phù hợp với chiến lược của Xiaomi. Cuối tháng 11, tờ Nkkei cho biết Xiaomi đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới cửa hàng vật lý lên tới 20.000 cửa hàng - tăng 50% so với hiện tại.
Ban đầu, công ty dự định hoàn thành việc mở rộng này vào năm 2026 nhưng đã đẩy nhanh tiến độ để tận dụng sự quan tâm từ các mẫu xe điện mới của mình. Đến cuối năm nay, Xiaomi dự kiến sẽ có 120 cửa hàng đủ lớn để trưng bày xe điện trong các trung tâm thương mại. Mỗi cửa hàng có thể thu hút khoảng 5.000 khách hàng mỗi ngày.
Trong khi đó, Đầu tư Thế Giới Di Động lại đang tìm cách mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, dựa trên thế mạnh là nền tảng bán lẻ sẵn có cùng loạt mặt bằng “khủng”. Bằng chứng cho nỗ lực này là mới đây, chuỗi bán lẻ công nghệ của Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đã bắt tay “ông lớn” ngành ngân hàng VPBank để biến 3.000 cửa hàng hiện hữu thành điểm giao dịch rút chuyển tiền cho mọi ngân hàng.
Đầu tư Thế Giới Di Động mở rộng lĩnh vực kinh doanh là điều dễ hiểu khi sức mua của ngành điện máy, ICT tại Việt Nam đang giảm nhiều hơn so với dự báo. Trong giai đoạn bão hòa, việc mua sắm hàng mới thay thế hàng cũ thường được khách hàng cân nhắc. Điều này đã gây không ít khó khăn cho công ty trong giai đoạn vừa qua.
Thực tế việc một đơn vị bán lẻ công nghệ nhảy vào mảng phân phối ô tô tại Việt Nam không phải là hiếm. Mới đây, hệ thống Di Động Việt đã trở thành đại lý bán hàng cho BYD và VinFast. Khách hàng có thể chọn mua xe điện ngay trên website của Di Động Việt.
Nói thêm về mối quan hệ với Xiaomi, Thế Giới Di Động là một trong 7 đơn vị bán lẻ tốt nhất của Xiaomi trên toàn cầu trong năm ngoái với trung bình bán ra 100.000 sản phẩm của hãng Trung Quốc mỗi tháng, bất chấp thị trường gặp khó khi sức mua giảm mạnh.
Từ đầu năm đến nay, Thế Giới Di Động đã bán ra 1,5 triệu máy smartphone Xiaomi - vượt so với con số 1,2 triệu máy như mục tiêu đầu năm.
Nếu Shopee mời loạt nghệ sĩ Lê Dương Bảo Lâm, Bùi Công Nam thì Titok Shop lại bắt tay hợp tác với Quang Linh, Hằng Du Mục xuất hiện trong các phiên livestream đặc biệt trong ngày 12/12 để kích cầu mua sắm trên sàn.
Nhiều người khai đầu tư vào sàn chứng khoán, ngoại hối do tin vào khát vọng làm giàu được TikToker Mr Pips dẫn dụ qua mạng, cũng như choáng ngợp cách kiếm tiền của anh ta.
Bài viết dưới đây được đăng tài trên Tech in Asia là quan điểm của ông Erik Jonsson - đối tác tại công ty đầu tư mạo hiểm Antler, chuyên hỗ trợ các startup giai đoạn đầu.
Trường liên cấp Thanh Hoa xây dựng dở dang trên khu đất 4 mặt tiền tại trung tâm thành phố, sau nhiều năm tranh chấp sẽ bị cưỡng chế, giao cho đơn vị trúng đấu giá.