Sáng 8/4, lãnh đạo UBND hai tỉnh Bình Phước và Đắk Nông đã họp trực tuyến nghe báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành.
Cuộc họp nhằm thảo luận, cho ý kiến, đồng thời đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện mục tiêu khởi công các dự án thành phần của cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trong tháng 4 năm nay.
Theo báo cáo tại cuộc họp, đến nay, các cơ quan chuyên môn của hai tỉnh đang khẩn trương hoàn tất hồ sơ, thủ tục cũng như tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bố trí các điểm tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng. Trước đó, để bảo đảm nguồn vật liệu, UBND tỉnh Bình Phước đã quy hoạch 17 vị trí làm bãi thải phục vụ dự án.
Phối cảnh cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. (Ảnh: Báo Bình Phước).
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) đã được Quốc hội khoá XV thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư tại Kỳ họp thứ 7.
Tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có tổng chiều dài khoảng 128,8 km. Trong đó, tuyến đi qua địa phận tỉnh Đăk Nông 27,8 km, qua địa phận tỉnh Bình Phước 101 km (bao gồm 2 km kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa).
Theo quy hoạch, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành có 6 làn xe, giai đoạn 1 phân kỳ đầu tư 4 làn xe hoàn chỉnh theo đúng tiêu chuẩn, giải phóng mặt bằng thực hiện một lần theo quy hoạch (6 làn xe). Tốc độ thiết kế 100 - 120 km/giờ.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 25.540 tỷ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước tham gia 12.770 tỷ đồng, gồm ngân sách Trung ương 10.536,5 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2.233,5 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư tham gia 12.770 tỷ đồng.
Dự án được chia thành 5 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 thực hiện theo phương thức đối tác công - tư (PPP), nhà đầu tư sẽ thu xếp khoảng 12.770 tỷ đồng để triển khai.
Hai tỉnh Bình Phước và Đắk Nông được giao chủ trì thực hiện 4 dự án thành phần (mỗi tỉnh phụ trách hai dự án) theo hình thức đầu tư công, tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng đường gom và các cầu vượt.
Theo kế hoạch, dự án sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Dự án được thực hiện với mục tiêu xây dựng tuyến cao tốc trọng điểm kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, kết nối các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông và các địa phương khác trong vùng với TP HCM, tạo không gian, động lực phát triển mới cho vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn như các tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị, nhà máy điện hạt nhân,...
"Hàn Quốc mở cửa hơn nữa cho hàng hoá Việt Nam", đây là đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae-yul chiều 17/4.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; hàng dệt may; giày dép các loại; gỗ và sản phẩm từ gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; sắt thép các loại; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; và sản phẩm từ chất dẹo là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trong quý I.
Tại dự thảo văn kiện Đại hội Đảng XIV, kinh tế tư nhân được xác định là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, theo Thủ tướng.