Bộ Tài Chính cho biết, trong những năm vừa qua thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh. Dẫn số liệu Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam từ 15% đến 20%.
Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước vượt mốc 25 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2023. Việt Nam hiện đang được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển thương mại điện tử lớn nhất thế giới. (Ảnh: Đức Huy).
Bộ cho biết dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử trước đó không còn phù hợp với tình hình hiện nay.
Do đó, để đảm bảo có hành lang pháp lý cho thương mại điện tử, thực hiện cam kết quốc tế, cần thiết ban hành Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử với các nội dung phù hợp pháp luật hiện hành và thực tiễn.
Theo cơ quan chức năng, Nghị định trình Chính phủ trước đó quy định hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu là dưới 2 triệu đồng; hoặc trên 2 triệu đồng nhưng có tổng số tiền thuế nhập khẩu phải nộp dưới 200.000 đồng.
Trong đó, mỗi tổ chức cá nhân mua hàng chỉ được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu quy định không quá 96 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên, trên cơ sở thực tế, Bộ Tài Chính đề xuất ba nội dung thay đổi liên quan đến chính sách nêu trên.
Trong đó, Bộ đề nghị bỏ quy định về miễn thuế theo số tiền thuế tối thiểu. Đồng thời, giảm mức trị giá miễn thuế từ 2 triệu đồng xuống còn 1 triệu đồng. Bộ cũng đề xuất điều chỉnh tổng định mức miễn thuế từ 96 triệu đồng xuống còn 48 triệu đồng.
Dự thảo đang được lấy ý kiến rộng rãi người dân, doanh nghiệp và chuyên gia.
Báo cáo toàn cảnh Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 2024 & Dự báo 2025 do Metric phát hành ghi nhận năm 2024 chứng kiến sự gia tăng đáng kể của hàng nhập khẩu với hơn 324,1 triệu sản phẩm được đưa vào Việt Nam, tạo ra 14.200 tỷ đồng doanh số, mức tăng trưởng lần lượt 37,9% và 42,9% so với cùng kỳ.
Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam không còn quá e ngại khi đặt mua sản phẩm từ nước ngoài. Sự thay đổi này xuất phát từ một số yếu tố chính như hệ thống logistics được cải thiện giúp thời gian vận chuyển nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro thất lạc hoặc giao hàng chậm.
Bên cạnh đó, các nền tảng thương mại điện tử cũng cung cấp chính sách đổi trả, bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn, giúp giảm rủi ro khi mua hàng từ nước ngoài.
Ngoài ra, giá cả cạnh tranh từ các thương hiệu quốc tế cũng là yếu tố quan trọng, khi nhiều sản phẩm nhập khẩu có giá tốt hơn nhờ vào chi phí sản xuất thấp.
Đây là tín hiệu quan trọng cho các doanh nghiệp nội địa, đòi hỏi họ phải tối ưu sản phẩm và chiến lược giá để có thể cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế.
Tương tự, Tech in Asia đưa ra con số 1 tỷ USD là số tiền người Việt Nam chi tiêu mỗi tháng trên các nền tảng mua sắm trực tuyến lớn nhất, bao gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki. Trong đó, phần lớn doanh thu chảy về túi các doanh nghiệp ngoài như Shopee, TikTok Shop và Lazada.
Chính phủ đã quy định chi tiết việc áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại TP HCM, Đà Nẵng và Khánh Hòa.
Từ 1/4/2025 đến hết ngày 31/3/2030, doanh nghiệp bất động sản được thực hiện dự án thí điểm làm nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Sự phục hồi cũng như đà tăng giá của bất động sản là bền vững hay chỉ là yếu tố kỹ thuật trong ngắn hạn; dòng tiền sẽ dịch chuyển về đâu; nhà đầu tư cá nhân nên ưu tiên đầu tư vào tài sản thực là bất động sản hay là cổ phiếu; cổ phiếu bất động sản còn tiềm năng tăng trưởng không... Những nội dung này sẽ được các chuyên gia phân tích, dự báo trong chương trình Data Talk | The Catalyst Số 04.
Cập nhật nhanh kết quả quay số mở thưởng sản phẩm Vietlott Power 6/55 hôm nay 01/04/2025, giải thưởng jackpot 2 đã tìm thấy chủ nhân may mắn đoạt giải.