UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo Quyết định việc sử dụng mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn. Theo dự kiến, Quyết định này sẽ ban hành chính thức vào cuối năm 2024, có hiệu lực ngay sau đó.
Theo nội dung của dự thảo, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa phải đăng ký với ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn để xác nhận đóng dấu vào thẻ hoạt động vận chuyển. Thẻ hoạt động vận chuyển do tổ chức, cá nhân tự in ấn theo mẫu.
Người hành nghề xe ôm hay chở hàng hóa khi hoạt động phải mang theo các giấy tờ như giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy phép lái xe, căn cước công dân còn hiệu lực, thẻ hoạt động vận chuyển đúng theo quy định.
Đối với UBND xã, phường, thị trấn, ngoài việc đóng dấu xác nhận thẻ hoạt động và lập danh sách đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện thì cơ quan này còn được giao bố trí vị trí đón trả khách cho xe ôm và xếp dỡ hàng hóa cho xe gắn máy, xe thô sơ tham gia kinh doanh.
Tuy nhiên, dự thảo hiện chưa nêu biện pháp chế tài trong trường hợp tài xế không có thẻ hành nghề.
Cuối năm 2019, Hà Nội từng đề xuất cấp thẻ hành nghề cho xe ôm nhưng sau đó không thực hiện. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khi đó kỳ vọng quy định này sẽ góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo thói quen đi lại văn minh cho người dân.
Hiện tại, Hà Nội có hơn 8,1 triệu phương tiện, trong đó ô tô khoảng 1,1 triệu, xe máy khoảng 7 triệu, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn.
Còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2025. Thời điểm này, các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động đang cố gắng duy trì để có một khoản thưởng trong dịp Tết ít nhất một tháng lương nhằm động viên và giữ chân người lao động.
Nhìn chung, tình hình kinh tế vĩ mô duy trì khá ổn định trong 11 tháng đầu năm, ghi nhận một số kết quả nổi bật như: Thu ngân sách Nhà nước đạt 106,3% dự toán năm, xuất khẩu tăng 16,4% so với cùng kỳ, IIP tăng 8,4% trong khi cùng kỳ năm trước chỉ tăng 0,9%... Tuy nhiên, tình hình hoạt động doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, với số doanh nghiệp rời bỏ thị trường lên tới 173.200 doanh nghiệp.
Theo Phó vụ trưởng Vụ Quản lý Khu Kinh tế Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mô hình khu công nghiệp xanh hiện phải hướng tới việc các doanh nghiệp cộng sinh công nghiệp để sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên vật liệu, năng lượng. Đây là tiêu chí quan trọng trong việc quyết định địa điểm đầu tư của các FDI.
Ngân hàng NCB hạ lãi suất tiền gửi ở một số kỳ hạn 6 - 11 tháng, trong khi vẫn giữ nguyên ở các kỳ hạn ngắn 1 - 5 tháng và từ 1 năm trở lên.