Tính đến ngày 29/11, hợp đồng tương lai cà phê arabica ghi nhận mức tăng gần lớn nhất trong một tháng kể từ năm 2014, với đợt tăng giá được thúc đẩy bởi lo ngại về nguồn cung toàn cầu và áp lực tài chính mà các nhà xuất khẩu có thể phải đối mặt.
Ông Harry Howard, nhà môi giới tại Sucden Financial, cho biết các nhà giao dịch đang theo dõi sát các thông tin về khó khăn tài chính của các nhà xuất khẩu. Trước đó, hai công ty của Brazil đã đệ đơn yêu cầu tạm hoãn thanh toán nợ trong 60 ngày để tái đàm phán với các chủ nợ.
Việc giá cà phê tăng vọt đồng nghĩa với chi phí phòng ngừa rủi ro cũng tăng theo, do yêu cầu ký quỹ cao hơn. Theo các nhà giao dịch, một phần đợt tăng giá gần đây xuất phát từ việc một số bên tham gia thị trường tháo gỡ các vị thế phòng ngừa rủi ro, buộc phải mua hợp đồng tương lai để bù đắp các vị thế bán khống.
Vào thứ Sáu tuần trước, hợp đồng tương lai cà phê arabica tại New York có lúc điều chỉnh nhưng vẫn trên đà tăng hơn 30% trong tháng 11, gần đạt mức cao kỷ lục. Giá loại cà phê dùng cho các dòng pha chế đặc biệt đã tăng khoảng 70% trong năm nay.
Tình trạng hạn hán nghiêm trọng hồi đầu năm nay tại Brazil, quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, đã làm dấy lên nghi ngờ về sản lượng vụ mùa năm sau. Bên cạnh đó, những lo ngại cũng xuất hiện với loại cà phê robusta giá rẻ từ Việt Nam, khi phải đối mặt với khô hạn vào đầu mùa vụ và mưa lớn trong giai đoạn thu hoạch.
Ông Steve Pollard, chuyên gia phân tích thị trường cà phê tại Marex Group, nhận định: "Hai năm liên tiếp sản lượng toàn cầu thấp hơn tiêu thụ đã khiến lượng dự trữ tại các thị trường tiêu thụ thấp hơn khoảng 1/3 so với mức trung bình dài hạn. Các báo cáo ban đầu về vụ mùa 2025/26 tại Brazil cho thấy sản lượng tiếp tục giảm so với năm trước, đồng nghĩa với việc thị trường tiêu thụ sẽ không được giảm áp lực trong tương lai gần."
Tại Brazil, các nhà sản xuất cà phê hiện không bán ra lượng lớn vì phần lớn sản lượng thu hoạch hiện tại đã được tiêu thụ. Điều này khiến nguồn cung trở nên khan hiếm cho đến khi vụ mới bắt đầu từ tháng 5, theo ông Thiago Cazarini, một nhà môi giới.
Những lo ngại về nguồn cung arabica hiện tại càng trầm trọng hơn bởi các nước trồng khác cũng ghi nhận vụ mùa không khả quan. Tại Colombia, nhà sản xuất arabica lớn thứ hai, vẫn đang phục hồi sau đợt thời tiết khô hạn El Niño, trong khi mưa lớn gần đây gây lo ngại về thiệt hại cây trồng tại Costa Rica và Honduras.
Giá thép thanh trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm nhẹ trong phiên giao dịch chiều nay vì áp lực chốt lời sau đợt phục hồi mạnh mẽ vào cuối tuần trước. Trong khi đó, giá quặng sắt tăng nhẹ khi hoạt động sản xuất của Trung Quốc cải thiện.
Giá lúa gạo hôm nay (2/12) tại An Giang tăng từ 200 – 400 đồng/kg, trong đó lúa OM 18 chạm mốc 9.200 đồng/kg. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc có xu hướng sụt giảm, nước này hiện chỉ đứng thứ 3 về thị trường xuất khẩu gạo của nước ta sau Philippines và Indonesia.
Giá sầu riêng hôm nay 2/12 không có nhiều thay đổi so với cuối tuần trước tại các vùng trồng chính trên cả nước. Trong khi đó, sản xuất sầu riêng bền vững là một trong những vấn đề quan trọng mà các nhà quản lý, khoa học và doanh nghiệp cần hướng tới.
Trang Undercurrent News dẫn lời lãnh đạo một doanh nghiệp thuỷ sản Trung Quốc cho biết cá lóc nuôi tại nước này đang nhanh chóng chiếm ưu thế so với cá tra nhập khẩu từ Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Hiện, cá tra đang nắm giữ 40% thị phần cá chế biến.