Kinh doanh & Thị trường 08/04/2025 15:35

Doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Việt Nam nói thuế đối ứng ‘tác động rất hạn chế’ đến hoạt động kinh doanh

Masan Group cho biết thị trường Mỹ đóng góp chưa tới 1% vào doanh thu của Masan Consumer.

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đối ứng đối với các quốc gia trên thế giới, theo đó thuế suất 10% sẽ được áp dụng lên tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ, hiệu lực từ ngày 5/4 và mức thuế quan cao hơn đối với các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ, có hiệu lực từ ngày 9/4. 

Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu mức thuế nhập khẩu cao nhất, lên đến 46%. Theo các nhà phân tích từ Chứng khoán MBS, mức thuế cao sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng chủ chốt của Việt Nam vào Mỹ như máy móc thiết bị, linh kiện điện tử, điện thoại, may mặc da giày,… 

Thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn đang tích cực đàm phán tìm kiếm giải pháp với Mỹ và mức thuế suất đối với từng mặt hàng vẫn chưa được công bố. 

Giới phân tích nhận định bán lẻ - tiêu dùng sẽ chịu tác động hạn chế từ thuế quan đối ứng. (Ảnh: Đức Huy).

Các nhà phân tích cho rằng tác động đến các ngành nghề sản xuất sẽ khác nhau phụ thuộc vào tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ trong tổng giá trị xuất khẩu cũng như các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong cùng phân khúc.

Vì vậy, theo MBS, các nhóm ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất. Các nhóm ngành cao su, giấy, dây cáp điện,… chịu tác động trung bình do tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ thấp. Trong khi đó nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng.

Riêng mặt hàng bán lẻ - tiêu dùng, đáng chú ý là các mặt hàng thiết yếu được đánh giá là sẽ chịu tác động không đáng kể. 

Lãnh đạo Masan Group - đơn vị vận hành chuỗi bán lẻ quy mô lớn nhất Việt Nam, nhận định bất ổn thương mại toàn cầu “sẽ có tác động rất hạn chế đến hoạt động kinh doanh và triển vọng” của họ.

Phía Masan Group đưa ra 4 lý giải cho nhận định này. Thứ nhất, thị trường Mỹ đóng góp chưa đến 1% vào doanh thu của Masan Consumer. Thứ hai, sản phẩm chủ lực của Masan High-Tech Materials hiện được miễn trừ khỏi các biện pháp thuế quan đã công bố.

Thứ ba, giá các mặt hàng thiết yếu tại WinCommerce vẫn duy trì tính cạnh tranh so với tất cà các kênh khác trên thị trường.

Cuối cùng, Việt Nam đã để nghị mức thuế 0% đối với Mỹ. Theo lãnh đạo Masan, điều này giúp giảm chi phí nguyên vật liệu cho ngành thực phẩm tiện lợi và thịt, cũng như giúp giảm chi phí sản xuất.

Masan Group nhấn mạnh họ là doanh nghiệp tiêu dùng - bán lẻ, chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa. Trong mọi điều kiện kinh tế, họ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu. Do đó, mô hình kinh doanh này giúp Masan Group “ít bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính sách thuế quan mới của Mỹ”.

Dù không chịu tác động trực tiếp từ thuế quan, ông Đỗ Duy Thanh - CEO FnB Director và Horeca Business School, cho rằng lĩnh vực tiêu dùng, với cấu trúc phục vụ chủ yếu khách nội địa, sẽ chịu tác động gián tiếp về sức mua và tâm lý.

“Khi các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, đồ gỗ hay điện tử bị siết thuế, hệ quả tất yếu là hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu phải cắt giảm sản lượng, giảm giờ làm, cắt nhân sự và lương thưởng. Điều này tạo nên một làn sóng giảm thu nhập diện rộng, đặc biệt ở các tỉnh công nghiệp”, ông Thanh lưu ý.

Quan điểm tương tự, báo cáo từ VCBS chỉ ra nhóm ngành bán lẻ như Đầu tư Thế Giới Di Động, Bán lẻ Kỹ thuật số FPT hay Masan Group sẽ chịu mức ảnh hưởng trung lập từ thuế quan đối ứng, nhưng có thể bị tác động gián tiếp do hàng hóa nhập khẩu tăng giá nếu tỷ giá tăng.

Quý I, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam tăng gần 10%, theo Tổng Cục Thống kê. Năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu con số tăng trưởng trong lĩnh vực này là 12%. 

Để đạt được mục tiêu này, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục thực hiện các chính sách giảm thiểu tác động tăng giá hàng hóa từ việc tăng lương cơ sở. Ổn định nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa, đặc biệt là các chương trình kết nối cung, cầu trên nền tảng số. Cũng như, thúc đẩy hoạt động du lịch, thu hút khách quốc tế  đến Việt Nam. Đẩy mạnh các hoạt động kích cầu du lịch nội địa tại các địa phương có lợi thế, từ đó sẽ tác động lan tỏa tới các ngành dịch vụ, như: bán lẻ hàng hóa; dịch vụ vận tải và các ngành dịch khác.

Đức Huy
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh doanh & Thị trường 17/04/2025 07:58
Phát Đạt hoàn tất hoán đổi khoản nợ 30 triệu USD thành cổ phần với giá 20.000 đồng/cp

Số tiền 30 triệu USD được Phát Đạt vay từ ACA Vietnam Real Estate III LP (Cayman Island) vào tháng 3/2022, với lãi suất cố định 8%/năm. Mục đích vay để đầu tư cho dự án Phước Hải (huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Kinh doanh & Thị trường 17/04/2025 07:55
Bất động sản Hạ Long bứt phá trong chu kỳ mới

Thị trường bất động sản Hạ Long đang chứng kiến bước chuyển mạnh mẽ khi hàng loạt “ông lớn” như BIM Land, Sun Property, Vinhomes… khởi động hoặc tái khởi động các dự án chiến lược.

Kinh doanh & Thị trường 17/04/2025 07:51
Đồng Nai gọi đầu tư dự án NOXH 2.000 tỷ tại Biên Hòa

Dự án nhà ở xã hội này có diện tích gần 3 ha, xây dựng 22 tầng và 1 tầng hầm, có khả năng đáp ứng chỗ ở cho khoảng 4.000 người.

Kinh doanh & Thị trường 17/04/2025 06:36
'Cấm dịch vụ Airbnb, cơ hội để chuyên nghiệp hóa dịch vụ lưu trú'

Nhà đầu tư Airbnb và các hộ dân sở hữu chung cư phản ứng việc cấm dịch vụ này, nhưng giới chuyên gia cho rằng đây là cơ hội để chuyên nghiệp hóa hoạt động lưu trú.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO