Kinh doanh & Thị trường 20/02/2023 14:01

Doanh nghiệp bất động sản niêm yết còn bao nhiêu tiền?

Tính đến cuối năm 2022, lượng tiền nắm giữ của 61 doanh nghiệp bất động sản niêm yết lần đầu ghi nhận giảm trong vòng 7 năm và tỷ trọng tiền trên tổng tài sản cũng rơi về mức thấp nhất ở cùng giai đoạn.

Cùng với việc mở rộng quy mô tài sản trên bảng cân đối kế toán, lượng tiền nắm giữ (bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết cũng liên tục tăng từ năm 2016 đến năm 2021. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền trên tổng tài sản của các doanh nghiệp có xu hướng giảm trong giai đoạn này.

Tính đến cuối năm ngoái, lượng tiền nắm giữ của 61 doanh nghiệp còn hơn 54.250 tỷ đồng, giảm 16% so với cuối năm 2021 và lần đầu tiên ghi nhận giảm trong 7 năm. Đồng thời, tỷ trọng tiền trên tổng tài sản cũng rơi về mức thấp nhất trong 7 năm qua là 4,83%.

Trong số 61 doanh nghiệp được thống kê, có 32 doanh nghiệp ghi nhận tiền giảm trong năm và 21 doanh nghiệp giảm trên 50% so với cuối năm 2021. Một số doanh nghiệp có lượng tiền tăng mạnh trong năm chủ yếu đến từ vay nợ và chờ giải ngân cho các hoạt động đầu tư.

 (Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp).

CTCP Vinhomes (Mã: VHM), CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL), CTCP Vincom Retail (Mã: VRE),… vẫn là top doanh nghiệp có nhiều tiền nhất, chiếm tỷ trọng 52,4% tổng tiền của toàn nhóm.

Trong đó, Vinhomes có gần 12.400 tỷ đồng, tăng 70,2% so với đầu năm. Các khoản đầu tư và tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 1-3 tháng, hưởng lãi suất 5-8,5%/năm chiếm gần 9.000 tỷ đồng. Trong năm 2022, Vinhomes thu từ đi vay hơn 37.690 tỷ đồng và trả nợ gốc vay gần 25.680 tỷ đồng.

Tương tự, Vincom Retail có hơn 7.000 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần đầu năm), chủ yếu là tiền gửi và các khoản đầu tư tại ngân hàng với kỳ hạn 1-3 tháng và lãi suất 5,1-8,5%/năm. Trong năm, doanh nghiệp không vay mới và trả nợ gốc vay. Lợi nhuận 2022 của Vincom Retail cũng tăng gấp đôi so với năm 2021 khi đạt hơn 2.700 tỷ đồng nhờ doanh thu hoạt động kinh doanh trung tâm thương mại tăng mạnh.

 (Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp).

Tiền của Novaland còn khoảng 8.900 tỷ đồng, phần lớn được gửi tại các ngân hàng thương mại có kỳ hạn 1-3 tháng và hưởng lãi suất 2,5-6%/năm. Con số này giảm 50,6% so với cuối năm 2021 do doanh nghiệp đã đẩy mạnh giải ngân cho các khoản nợ đến hạn.

Trong quý IV/2022, Novaland đã huy động được khoảng 4.000 tỷ đồng từ thị trường vốn và thu được khoảng 3.000 tỷ đồng từ việc bán trước - thấp hơn so với kế hoạch. Cả năm, Novaland thu từ đi vay gần 30.000 tỷ và chia trả nợ gốc vay khoảng 28.000 tỷ.

  (Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp).

Nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận suy giảm, thậm chí thua lỗ và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm nhưng lượng tiền tăng trưởng ba chữ số trong năm qua như CTCP Thương mại Dịch vụ TNS Holdings (Mã: TN1); CTCP DRH Holdings (Mã: DRH);…

CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH) cũng là một trong những doanh nghiệp ghi nhận lượng tiền tăng mạnh nhất trong năm 2022, từ 1.435 tỷ đồng ở thời điểm đầu năm lên 2.796 tỷ đồng. Trong năm, doanh nghiệp đi vay hơn 4.200 tỷ đồng và chi trả 1.208 tỷ đồng nợ gốc vay.

 (Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp).

CTCP Long Hậu (Mã: LHG) vượt CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đã Nẵng (Mã: NDN) trở thành doanh nghiệp có tỷ trọng tiền trên tổng sản sản lớn nhất ngành. Tính đến cuối năm 2022, Long Hậu có 85 tỷ đồng tiền mặt và hơn 1.100 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, tương đương hơn 40,7% tài sản.

Suốt nhiều năm liền, Nhà Đà Nẵng là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi không có dư nợ vay và nắm tỷ trọng tiền mặt lớn trong cơ cấu tài sản. Từng có thời điểm, 70% tài sản của Nhà Đà Nẵng là tiền mặt.

Bên cạnh các khoản tiền gửi, Nhà Đà Nẵng còn đầu tư chứng khoán tại nhiều doanh nghiệp và các khoản đầu tư này từng đem về khoản lãi hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho doanh nghiệp.

Năm 2022 thị trường chứng khoán có nhiều biến động tiêu cực dẫn đến hoạt động đầu tư tài chính của Nhà Đà Nẵng không đạt hiệu quả như trước. Lần đầu tiên doanh nghiệp lỗ ròng 137 tỷ đồng (năm 2021 lãi ròng 252 tỷ đồng). Tiền giảm 13,7% về còn hơn 545 tỷ đồng và quy mô tài sản cũng thu hẹp về 1.379 tỷ đồng (đầu năm ghi nhận 1.642 tỷ đồng).

 (Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp).

 (Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp).

Theo quan sát của nhiều chuyên gia, các doanh nghiệp bất động sản đã sử dụng đòn bẩy tài chính cao trong thời gian dài. Đến khi thị trường có nhiều biến động tiêu cực, nhất là hai tháng 11-12/2022, nhiều doanh nghiệp gần như mất thanh khoản và hiện vẫn đang trong giai đoạn đàm phán với các chủ nợ để cơ cấu lại các khoản vay trước đó.

Ngọc Anh
CÙNG CHUYÊN MỤC
Kinh doanh & Thị trường 14/12/2024 16:38
Tại Việt Nam có 43 xe Honda Gold Wing nằm trong diện triệu hồi

Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa phát đi thông báo có 43 xe Honda Gold Wing nằm trong diện triệu hồi để thay thế bộ bu lông siết bánh răng truyền động sơ cấp dựa theo chương trình triệu hồi của hãng Honda Nhật Bản.

Kinh doanh & Thị trường 14/12/2024 10:15
Thị trường bất động sản ghi nhận những tín hiệu tích cực

Thị trường bất động sản tại Hà Nội và TP HCM trong ba quý vừa qua ghi nhận 23.900 căn hộ sơ cấp được giao dịch, tăng 28% so với tổng số giao dịch của cả năm 2023.

Kinh doanh & Thị trường 14/12/2024 09:40
Đấu giá đất tại Mê Linh: Giá trúng cao nhất hơn 85,5 triệu đồng/m2

Các thửa đất có diện tích 92 - 111,1 m2/thửa với giá khởi điểm là 1,5 triệu đồng/m2. Đây là mức giá khởi điểm thấp nhất so với các phiên đấu giá đất gần đây ở Hà Nội.

Kinh doanh & Thị trường 14/12/2024 09:28
Dự kiến thành lập 6 quận/thành phố ở Hà Nội

Hà Nội định hướng đến năm 2030 dự kiến thành lập các quận: Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh và quận/thành phố, đô thị gồm Đan Phượng, Mê Linh.