Doanh nghiệp thép Ấn Độ kêu gọi áp thuế hàng giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc

Các nhà máy thép của Ấn Độ, đã nhiều lần kêu gọi sự can thiệp của chính phủ và tăng thuế nhập khẩu. Một số công ty đề xuất nâng mức thuế nhập khẩu từ 7,5% lên 12,5%.

 

Theo Reuters, nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết, Bộ công nghiệp sản xuất thép và Bộ thương mại Ấn Độ cho biết nước này đang thảo luận về việc thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn quá nhiều vào thị trường nội địa. Các nhà sản xuất thép của Ấn Độ cũng liên tục kêu gọi chính phủ tăng thuế quan. 

Theo số liệu từ chính phủ, Ấn Độ đã chuyển sang trở thành nước nhập siêu thép trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3. Xu hướng này vẫn kéo dài trong tháng 4 và 5 khi lượng nhập khẩu ở mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây. 

Ấn Độ đã nhập khẩu 1,1 triệu tấn thép thành phẩm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước.

"Bộ công nghiệp thép đã thông báo cho Bộ thương mại về tình trạng nhập khẩu tăng cao và ngành công nghiệp đã tìm cách điều tra", nguồn tin cho biết.

Nguồn tin cho biết Ấn Độ đang theo dõi tình hình nhập khẩu thép giá rẻ từ Trung Quốc. Hiện Trung Quốc là nhà quốc giá xuất khẩu thép lớn nhất sang Ấn Độ. 

Các nhà sản xuất thép lớn của Ấn Độ như Tata Steel (TISC.NS), đã coi hàng nhập khẩu của Trung Quốc là " mối lo ngại ngày càng tăng ."

Các nhà máy thép của Ấn Độ, đã nhiều lần kêu gọi sự can thiệp của chính phủ và tăng thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, Bộ công nghiệp thép đã phản đối với lý do nhu cầu nội địa vẫn đang mạnh mẽ.

Cuối tuần trước, một giám đốc điều hành cấp cao của ArcelorMittal Nippon Steel India cho biết chính phủ nên xem xét tăng thuế thế nhập khẩu thép từ 7,5% lên 12,5%.

Ông Ranjan Dhar, giám đốc và phó chủ tịch phụ trách bán hàng và tiếp thị của ArcelorMittal Nippon Steel India cho biết: “Ấn Độ cần ngay lập tức quay trở về mức thuế 12,5% như trước đây”.

Theo Livemint, nhu cầu thép nội địa Trung Quốc thấp khiến các nhà xuất khẩu đẩy mạnh bán hàng ra thị trường nước ngoài với giá thậm chí thấp hơn so với chi phí sản xuất. Điều này tạo sức ép lớn lên ngành thép Ấn Độ.

Ngoài ra, xuất khẩu  thép của Ấn Độ đang gặp khó khăn và có thể phải đối mặt với những thách thức liên tục, do dư thừa công suất và nhu cầu nội địa yếu ở Trung Quốc khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tràn ngập thị trường toàn cầu với thép siêu rẻ.

Theo báo cáo của BigMint, giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc đã giảm xuống còn 520 USD một tấn từ mức 525 USD trong vòng một tuần, dẫn đến áp lực liên tục lên giá thép  toàn cầu. Trong khi đó, giá xuất khẩu của Ấn Độ dao động trong khoảng 650-660 USD một tấn, cao hơn giá của Trung Quốc.

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Số ổ dịch tả heo châu Phi tăng gấp đôi trong nửa đầu năm 2024

Hiện nay, cả nước có 247 ổ dịch thuộc 68 huyện của 21 tỉnh chưa qua 21 ngày. So với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch tăng 2,4 lần, số heo phải tiêu hủy tại các ổ dịch tăng 93,7%.

VPI dự báo giá xăng tăng 1,9% trong kỳ điều hành ngày mai 4/7

VPI dự báo giá xăng bán lẻ trong kỳ điều hành ngày 4/7 có thể tăng khoảng 1,9%, dao động từ 417-429 đồng, đưa giá xăng E5 RON 92 lên mức 21.918 đồng/lít và giá xăng RON 95-III lên mức 22.886 đồng/lít.

Ngăn dịch tả lợn châu Phi, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi

Dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát mạnh và đang có chiều hướng lan rộng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Chính quyền, cơ quan chức năng địa phương đã thực hiện đồng bộ các biện pháp cấp bách để ngăn chặn dịch bệnh này, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi...

Ngày 3/7, giá lúa gạo đồng loạt đi ngang

Ghi nhận thị trường giá lúa gạo hôm nay (3/7) lặng sóng trở lại. Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo xuống còn 15% từ nay đến 2028.