Doanh nghiệp thép mạ muốn kiện hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày xác nhận hồ sơ hợp lệ; cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc.

Ngày 19/4, Cục Phòng vệ Thương mại tiếp (Bộ Công Thương) nhận Hồ sơ của các công ty là đại diện cho ngành sản xuất trong nước, yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. 

Ngày 3/5, cơ quan điều tra xác nhận hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại.

Trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày xác nhận hồ sơ hợp lệ; cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc.

Nội dung thẩm định Hồ sơ bao gồm xác định tư cách đại diện hợp pháp của ngành sản xuất trong nước của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương.

Ngoài ra, cơ quan điều tra xác định chứng cứ về việc bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước.

Để phục vụ công tác thẩm định, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, cơ quan điều tra đề nghị các doanh nghiệp trong nước sản xuất/kinh doanh hàng hóa tương tự nêu trên cung cấp các thông tin như công suất thiết kế, sản lượng thép trong nước giai đoạn 2019 - 2023, ý kiến của các công ty về vụ việc,...

Trước đó, Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào năm 2017 với mức thuế cao nhất là 38,34%. Mã vụ việc ER01.AD02. Sau 5 năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ Công Thương quyết định chấm dứt lệnh này. 

Tại buổi họp Tổng kết Ngành thép 2023 do Hiệp hội Thép Việt Nam tổ chức vào đầu năm nay, ông Vũ Văn Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen, cho biết kể từ khi Việt Nam dừng vụ AD02, lượng tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng rõ rệt.

“Các doanh nghiệp cực kỳ khó khăn trong việc cạnh tranh. Dưới góc độ ngành sản xuất tôn mạ, chúng tôi mong muốn Cục Phòng vệ Thương mại đẩy nhanh tiến độ vụ AD02”, ông Thanh nói.  

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt trên 22 tỷ USD

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, từ đầu năm 2024 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua tỉnh này luôn được duy trì và ổn định tại 7 cửa khẩu với hiệu suất thông quan cao. Điều này góp phần gia tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn so với cùng kỳ năm 2023.

Gỡ khó cho chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi giá trị, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh đạt hiệu quả kinh tế cao đang dần được phổ biến, nhân rộng.

Doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹ cần có sự hỗ trợ tư vấn chuyên nghiệp

Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu qua các thị trường khó tính, đặc biệt là thị trường Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp là vừa và nhỏ, sản xuất các mặt hàng truyền thống lại không am hiểu thị trường, thiếu sự chuẩn bị bài bản, dẫn đến gặp nhiều rào cản về các tiêu chí xuất khẩu khắt khe của các nước toàn cầu.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng trong tháng 5

Ngân hàng Nhà nước phải hoàn thành thanh, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5, theo yêu cầu của Thủ tướng.