Tài chính Doanh nghiệp 16/04/2024 15:10

Dự báo nhu cầu khoan tiếp tục tăng, PVD muốn chi gần 2.700 tỷ đầu tư trang thiết bị

PVD dự chi khoảng 2.661 tỷ đồng, chủ yếu thực hiện các dự án chuyển tiếp từ năm 2023 như cụm thiết bị sửa giếng HWU, xây dựng nhà xưởng,... và đầu tư thêm giàn khoan tự nâng, thiết bị MPD, CRTi để đáp ứng nhu cầu thị trường.

 Ảnh: PVD.

Theo tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (Mã: PVD), lãnh đạo doanh nghiệp dự báo năm nay, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường; cạnh tranh giữa các nước lớn và các xung đột địa chính trị; các hoạt động kinh tế sẽ tiếp tục suy giảm tại nhiều quốc gia và khu vực.

Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới vẫn chưa hồi phục và tiềm ẩn nhiều rủi ro; chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị ảnh hưởng trầm trọng, việc vận chuyển thiết bị hàng hóa gặp nhiều khó khăn; giá nguyên vật liệu và chi phí đầu vào tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty.

Đối với thị trường dầu khí, giá dầu thô thế giới trong năm 2024 được dự báo vẫn giữ ở mức cao, nhu cầu giàn khoan có chiều hướng hồi phục và dự kiến giá thuê giàn cũng được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn.

 Diễn biến giá dầu brent 5 năm qua. (Nguồn: nasdaq.com).

Hiện nay, PVD cho biết các giàn khoan của công ty đều đã có công việc ổn định đến năm 2025. Trong năm 2024 tất cả các giàn khoan của tổng công ty đều đang có hợp đồng làm việc ở nước ngoài. Nhu cầu giàn khoan trong nước trong các năm 2024 và 2025 tăng lên, các công ty dầu khí trong nước sẽ thực hiện các chương trình khoan theo kế hoạch của các dự án phát triển mỏ.

Năm 2024, tổng công ty vẫn đối diện một số thách thức như việc chào thầu các dịch vụ kỹ thuật giếng khoan vẫn chưa thành công, do chính sách bảo hộ cao của một số nước 12 trong khu vực. Sự cạnh tranh rất khốc liệt trong khi thị trường dịch vụ ngày càng bị thu hẹp; sự hiện diện của các công ty dịch vụ với cơ chế hoạt động linh hoạt cũng là sự cạnh tranh lớn cho hoạt động của PVD.

Hiện giá dầu giữ ở mức cao và ổn định, thị trường khoan khởi sắc với nhu cầu giàn khoan và giá thuê giàn khoan tăng. Lãnh đạo nhận định đây sẽ là động lực mới cho tăng trưởng của PVD trong năm 2024 và các năm tới.

Năm nay, PVD lên kế hoạch tổng doanh thu 6.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 380 tỷ đồng; lần lượt tăng 0,6% và giảm 30% so với năm 2022.

Nguồn: HK tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất các năm và kế hoạch 2024.

Kế hoạch kinh doanh năm 2024 được xây dựng trên một số giả định chính như sau: 4 giàn khoan tự nâng hoạt động với đơn giá bình quân tăng khoảng 10% - 15% so với năm 2023; 1 giàn khoan nửa nổi nửa chìm TAD hoạt động xuyên suốt trong năm tại Brunei; giàn khoan đất liền PV DRILLING 11 có việc 4 tháng và 0,5 giàn khoan tự nâng thuê.

Với dự báo giá dầu sẽ tiếp tục ổn định ở mức cao, các chương trình khoan thăm dò, khai thác cũng như hủy giếng, sửa giếng trong nước và khu vực sẽ tăng, kéo theo nhu cầu giàn khoan, giá thuê giàn khoan và các dịch vụ khác liên quan đến khoan cũng sẽ được cải thiện.

Vì vậy, PVD có kế hoạch đầu tư trong năm 2024 khoảng 2.661 tỷ đồng (bao gồm 2.405 tỷ đồng tại công ty mẹ và 256 tỷ đồng tại các đơn vị thành viên). Trong đó chủ yếu PVD thực hiện các dự án chuyển tiếp từ năm 2023 như cụm thiết bị sửa giếng HWU, xây dựng nhà xưởng,... và đầu tư thêm giàn khoan tự nâng, thiết bị MPD, CRTi để đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

 Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024.

Trong năm 2023, công ty mẹ đã giải ngân khoảng 13 tỷ đồng (đạt 9,1% so với kế hoạch đã duyệt). Thực tế giải ngân ít hơn so với kế hoạch chủ yếu do kế hoạch khoan thực tế của các giàn khoan của PVD thay đổi so với thời điểm PVD trình kế hoạch sản xuất kế hoạch kinh doanh năm 2023.

Đối với các hạng mục đầu tư tại các đơn vị thành viên: giá trị giải ngân trong năm 2023 của các đơn vị thành viên khoảng 36,2 tỷ đồng, tương đương đạt 21,3% kế hoạch năm 2023 chủ yếu do dừng/giãn các dự án chưa thật sự cần thiết.

Tờ trình về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023 và 2024 chưa được doanh nghiệp công bố.

Hoàng Kiều
CÙNG CHUYÊN MỤC
Tài chính Doanh nghiệp 29/04/2024 20:39
Cập nhật KQKD quý I: Lộ diện các khoản lỗ lớn ở ngành điện và bất động sản

Bên cạnh việc lộ diện thêm nhiều khoản lỗ thì cũng có nhiều doanh nghiệp lớn báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) giảm sâu quý đầu năm.

Tài chính Doanh nghiệp 29/04/2024 20:13
Pha chuyển mình của Thế Giới Di Động, lãi ròng hơn 900 tỷ quý đầu năm

Thế Giới Di Động đã có một quý kinh doanh chuyển mình khi lợi nhuận hồi phục mạnh, đưa công ty quay lại quỹ đạo trước 2023.

Tài chính Doanh nghiệp 29/04/2024 19:40
Vinaconex hết lỗ từ mảng xây lắp, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm quý I

Đóng góp phân nửa doanh thu cho Vinaconex song mảng xây lắp chỉ đem về 54 tỷ lợi nhuận gộp, tuy nhiên con số này đã cải thiện so với mức lỗ của năm 2023.

Tài chính Doanh nghiệp 29/04/2024 15:49
Gemadept lãi 336 tỷ từ thoái vốn Cảng Nam Hải

Nhờ khoản lãi từ thương vụ thoái vốn Cảng Nam Hải giúp Gemadept báo lãi ròng quý đầu năm gấp 2,8 lần cùng kỳ 2023.

QUẢNG CÁO
QUẢNG CÁO