Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi (Mã: QNS) mới công bố báo cáo tài chính quý II với kết quả giảm sút. Doanh thu thuần tăng trưởng 5% đạt gần 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận gộp nhích nhẹ lên trên 1.000 tỷ đồng dù biên lãi gộp đi xuống.
Doanh thu tài chính cũng là điểm sáng khi tăng 22% lên 75 tỷ đồng, song chi phí tài chính cũng tăng 18%. Ngoài ra, chi phí bán hàng tăng vọt 92% lên 351 tỷ đồng (chủ yếu tăng hoa hồng đại lý/hỗ trợ bán hàng) và chi phí quản lý tăng nhẹ.
Chi phí tăng vọt khiến lợi nhuận sau thuế công ty giảm 21% về mức 546 tỷ đồng.
Doanh nghiệp cho biết sản lượng đường sản xuất tăng hơn 16% để đảm bảo cho hoạt động phát điện sinh khối tăng 11%, song hoạt động tiêu thụ lại sụt giảm do sức cầu thị trường còn yếu. Giá đường cũng giảm do áp lực cạnh tranh đến từ các sản phẩm đường lỏng và đường không rõ nguồn gốc.
Các mảng kinh doanh khác có sản lượng tiêu thụ đi xuống như nước khoảng giảm 6%, bánh kẹo giảm 8%, bia giảm 9%... tiếp tục chịu ảnh hưởng từ biến động thị trường và nhu cầu tiêu dùng chưa hồi phục hoàn toàn.
Mảng sữa vẫn đạt tăng trưởng khi sản lượng tiêu thụ tăng 7%, chủ yếu nhờ vào các chiến dịch marketing và bán hàng triển khai từ năm 2024 bắt đầu thấm sâu vào thị trường, công ty kiểm soát chi phí và tận dụng cơ hội giảm giá một số nguyên vật liệu đầu vào.
Nguồn: Huy Lê tổng hợp.
Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, Đường Quảng Ngãi chứng kiến doanh thu sụt nhẹ 2% còn 5.225 tỷ đồng. Song lợi nhuận sau thuế lại giảm mạnh 23% còn 938 tỷ đồng, mất mốc nghìn tỷ giai đoạn 2023 đến nay.
Năm nay, công ty sản xuất này đặt mục tiêu thận trọng với doanh thu 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.790 tỷ đồng, đều giảm so với cùng kỳ. Với kết quả trên, công ty hoàn thành được 52% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.
Báo cáo theo bộ phận, ngành sữa của Vinasoy vẫn là mảng đóng góp lớn nhất khi doanh thu tăng 17% đạt 2.315 tỷ đồng và lãi gộp tăng 34% đạt 1.016 tỷ đồng. Ngành hàng đường giảm 23% còn 1.690 tỷ và lãi gộp giảm sâu 43% còn 391 tỷ đồng.
Cơ cấu theo bộ phận. Nguồn: Huy Lê tổng hợp.
Đường Quảng Ngãi có quy mô tổng tài sản hơn 15.000 tỷ đồng, tăng hơn 1.200 tỷ so với đầu năm. Phần tăng thêm chủ yếu ở khoản mục hàng tồn kho, từ mức 1.323 lên 2.450 tỷ đồng (trong đó giá trị thành phẩm tăng vọt từ 355 tỷ lên 2.160 tỷ đồng, trong khi giá trị nguyên vật liệu giảm hơn phân nửa còn 354 tỷ đồng).
Công ty vẫn sở hữu lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng rất lớn với 8.165 tỷ đồng, tăng hơn 327 tỷ so với đầu năm và chiếm hơn 54% tổng tài sản.
Để tài trợ cho việc tăng tài sản, công ty cũng đẩy mạnh vay nợ tài chính ngắn hạn lên hơn 3.806 tỷ đồng, từ mức 2.714 tỷ đầu năm, hoàn toàn không vay nợ dài hạn.
Vốn chủ sở hữu cuối kỳ nhích nhẹ lên 10.057 tỷ đồng, gấp đôi nợ phải trả. Công ty hiện có vốn điều lệ 3.676 tỷ và lợi nhuận chưa phân phối lên đến 5.835 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng của chuỗi bán lẻ WinCommerce, giúp bù đắp cho sụt giảm doanh thu tạm thời từ mảng hàng tiêu dùng.
Trong số các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính trên sàn thì có 56 đơn vị có lãi trên trăm tỷ đồng, theo thống kê từ Wichart tính đến 17h ngày 27/7.
Công ty lãi trước thuế gần 93 tỷ đồng trong nửa đầu năm, cao hơn 144% so với cùng kỳ và hoàn thành 68% kế hoạch năm.
Công ty cho biết không chỉ tiết giảm được chi phí mà còn ghi nhận nguồn thu đột biến từ khoản bồi thường pháp lý, đánh dấu có lợi nhuận trở lại trong 2 quý đầu năm.