Theo cập nhật dữ liệu từ Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, giá lúa hôm nay trên địa bàn tỉnh nhìn chung tương đối ổn định.
Cụ thể, giá thu mua lúa IR 50404 đứng ở mức thấp nhất là 6.200 – 6.400 đồng/kg; tiếp theo, lúa OM 50404 và OM 380 dao động trong khoảng 6.500 – 6.700 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 và OM 18 tươi có giá từ 7.600 – 7.800 đồng/kg.
Trên thị trường gạo, giá gạo Nhật tại chợ An Giang điều chỉnh giảm 500 đồng/kg, xuống còn 22.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá gạo trắng thường tiếp tục giữ ổn định ở mức 15.000 – 17.000 đồng/kg; các loại gạo thơm từ 18.000 – 22.000 đồng/kg.
Còn tại các khu vực khác của Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu IR 504 bất ngờ tăng nhẹ 150 đồng/kg, lên mức 7.700 – 7.900 đồng/kg. Ngoài ra, giá gạo thành phầm IR 504 giữ ổn định ở mức 9.500 – 9.700 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, tấm thơm tại các địa phương đứng yên ở mức 7.000 – 7.200 đồng/kg; giá cám khô trong khoảng 5.750 – 5.850 đồng/kg.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nếp IR 4625 (tươi) |
kg |
8.100 – 8.200 |
- |
- Nếp 3 tháng tươi |
kg |
8.100 |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
6.200 - 6.400 |
- |
- Lúa OM 5451 |
Kg |
6.500 - 6.700 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
Kg |
7.600 – 7.800 |
- |
- Lúa OM 18 tươi |
kg |
7.600 – 7.800 |
- |
- OM 380 |
kg |
6.600 – 6.700 |
- |
Giá gạo |
|
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Nếp ruột |
kg |
21.000 - 22.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
15.000 - 17.000 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
28.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
20.000 - 22.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
18.000 - 20.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
22.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
17.500 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
21.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.000 |
-500 |
- Cám |
kg |
10.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 14/1 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Trên thị trường xuất khẩu, theo dữ liệu từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam vẫn đang đứng ở mức 434 USD/tấn, thấp nhất kể từ đầu tháng 12/2022 và giảm gần 80 USD/tấn so với một tháng trước.
Với giá này, Việt Nam đang là quốc gia có giá gạo thấp nhất trong top 4 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, bao gồm Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan. Giá gạo 5% của các quốc gia trên lần lượt là 479, 440 và 448 USD/tấn.
Xu hướng này trái ngược với những gì đã diễn ra trong năm 2023 – 2024, khi có nhiều thời điểm giá gạo Việt Nam ở mức cao nhất thế giới và bỏ xa các nước khác.
Theo Báo Tiền Phong, giá gạo xuất khẩu xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua, kéo giảm giá lúa trong nước khiến doanh nghiệp, nông dân, thương lái gặp khó, khi lúa Đông Xuân - vụ chính trong năm tại ĐBSCL bước vào thu hoạch.
Theo dự báo của các doanh nghiệp, giá bán và kỷ lục về xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 khó duy trì trong năm 2025. Trước mắt, khi vụ Đông Xuân 2024-2025 vào thu hoạch rộ, giá lúa gạo sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
Nguyên nhân do Indonesia và Philippines sẽ mua chậm lại vì lượng nhập khẩu đạt kỷ lục trong năm 2024. Bên cạnh đó, các loại lúa thơm, lúa chất lượng cao có giá tốt sẽ kích thích nông dân lựa chọn phân khúc này nhiều hơn, khi nguồn cung tăng kéo theo áp lực giảm giá.
Giá gạo 5% và 25% tấm của Việt Nam cũng như thế giới có khả năng còn giảm sâu hơn trong năm 2025, bởi áp lực gạo giá rẻ từ Ấn Độ (Việt Nam hiện vẫn có nhu cầu nhập gạo phân khúc thấp từ Ấn Độ để phục vụ sản xuất bột, bánh, bún…).
Gạo cấp thấp giảm mạnh có thể kéo phân khúc chất lượng cao, gạo thơm giảm theo, nhất là khi nguồn cung này được tăng cường. Trước đây, tình cảnh lúa chất lượng cao rớt giá tương đương với phân khúc thấp (giống IR50404, OM380…) từng diễn ra.
Theo các doanh nghiệp, kịch bản lần này dự báo lạc quan hơn khi giá giảm không quá sâu.
Ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV cho rằng, các bộ, ngành liên quan cần sẵn sàng có chính sách hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp có thể tăng cường dự trữ.
Ở góc độ lạc quan hơn, theo một số doanh nghiệp, dù nguồn cung thế giới có thể dồi dào, nhưng gạo Việt Nam đã được định vị ở một phân khúc khác so với Ấn Độ, Thái Lan. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo thị trường số 1 của Việt Nam là Philippines vẫn tăng nhập khẩu trong năm 2025 do nguồn cung trong nước dự báo giảm.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đã chứng kiến sự sụt giảm lần đầu tiên sau 13 tháng do xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục chậm lại. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê hòa tan lại tăng mạnh.
Theo ghi nhận mới nhất, một số sản phẩm thịt heo tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền điều chỉnh tăng 3.000 - 5.000 đồng/kg.
Giá dầu thô quay đầu giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 14/1 sau khi một cơ quan chính phủ Mỹ dự báo nhu cầu dầu của nước này ổn định vào năm 2025 trong khi nâng dự báo nguồn cung.
Giá tiêu hôm nay (15/1) giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg tại các tỉnh thành trọng điểm, dao động ở mức 145.000 – 147.200 đồng/kg. Xuất khẩu tiêu của Indonesia tăng rất mạnh trong năm ngoái và Việt Nam nổi lên là thị trường nhập khẩu lớn nhất.