Khảo sát thị trường cho thấy, giá gạo nguyên liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay giảm nhẹ 50 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Cụ thể, gạo nguyên liệu OM 380 hiện được thu mua với giá từ 7.700 – 7.800 đồng/kg, trong khi gạo CL 555 giảm còn 8.200 – 8.300 đồng/kg.
Ở nhóm phụ phẩm, giá tấm thơm IR 504 tiếp tục ổn định trong khoảng 7.000 – 7.300 đồng/kg; giá cám dao động từ 7.500 – 7.600 đồng/kg.
Giá gạo | ĐVT | Giá tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nguyên liệu OM 380 | kg | 7.700 – 7.800 | -50 |
- Nguyên liệu CL 555 | kg | 8.200 – 8.300 | -50 |
- Tấm IR 504 | kg | 7.000 – 7.300 | - |
- Cám | kg | 7.500 – 7.600 | - |
- Trấu | kg | 1.500 – 1.700 | - |
Bảng giá gạo hôm nay 17/7 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn: Luagaoviet.com)
Theo dữ liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa tại địa phương giữ ổn định kể từ đầu tuần đến nay.
Hiện các thương lái thu mua lúa tươi các loại như OM 18, Nàng Hoa 9 và Đài Thơm 8 với mức giá 6.000 – 6.200 đồng/kg. Lúa OM 5451 có giá từ 5.800 – 6.000 đồng/kg, OM 380 đạt 5.700 – 5.900 đồng/kg, còn lúa IR 50404 dao động trong khoảng 5.600 – 5.800 đồng/kg.
Giá lúa | ĐVT | Giá mua của thương lái (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nếp IR 4625 (tươi) | kg | 7.300 – 7.500 | - |
- Nếp IR 4625 (khô) | kg | 9.500 – 9.700 | - |
- Lúa IR 50404 | kg | 5.600 – 5.800 | - |
- Lúa OM 5451 | Kg | 5.800 – 6.000 | - |
- Lúa OM 380 (tươi) | Kg | 5.700 – 5.900 | - |
- Lúa Đài Thơm 8 (tươi) | Kg | 6.100 – 6.200 | - |
- OM 18 (tươi) | kg | 6.000 – 6.200 | - |
- Nàng Hoa 9 | kg | 6.000 – 6.200 | - |
Giá gạo | Giá bán tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua | |
- Nếp ruột | kg | 21.000 - 22.000 | - |
- Gạo thường | kg | 13.000 - 14.000 | - |
- Gạo Nàng Nhen | kg | 28.000 | - |
- Gạo thơm thái hạt dài | kg | 20.000 - 22.000 | - |
- Gạo thơm Jasmine | kg | 16.000 - 18.000 | - |
- Gạo Hương Lài | kg | 22.000 | - |
- Gạo trắng thông dụng | kg | 16.000 | - |
- Gạo Nàng Hoa | kg | 21.000 | - |
- Gạo Sóc thường | kg | 16.000 – 17.000 | - |
- Gạo Sóc Thái | kg | 20.000 | - |
- Gạo thơm Đài Loan | kg | 20.000 | - |
- Gạo Nhật | kg | 22.000 | - |
- Cám | kg | 8.000 – 9.000 | - |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 17/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở Sở NN & MT tỉnh An Giang)
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam tiếp tục được báo giá ở mức 377 USD/tấn, cao hơn so với mức 374 USD/tấn của Thái Lan và 375 USD/tấn của Ấn Độ. Tuy nhiên, thấp hơn mức giá 388 USD/tấn so với gạo 5% tấm của Pakistan.
Theo Thedailystar, hôm 15/7, Chính phủ Bangladesh đã thông qua quyết định nhập khẩu 400.000 tấn gạo nhằm kiềm chế đà tăng giá của mặt hàng thiết yếu này và bổ sung kho dự trữ, để có thể can thiệp kịp thời vào thị trường trong trường hợp giá biến động do mất mùa hoặc thiên tai như lũ lụt trong những tháng tới.
Quyết định được đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban Kế hoạch và Giám sát Thực phẩm (FPMC).
Tại cuộc họp, ủy ban trực thuộc Bộ Lương thực cũng quyết định đề nghị Bộ Thương mại triển khai các bước cần thiết để tạo điều kiện cho khu vực tư nhân nhập khẩu thêm 500.000 tấn gạo, cố vấn lương thực Ali Imam Majumder cho biết.
“Trong năm ngoái, khi lũ lụt xảy ra, chính phủ đã không chuẩn bị kịp thời. Vì vậy, lần này chúng tôi đã chủ động khởi động quy trình thu mua sớm thông qua đấu thầu quốc tế,” ông nói thêm.
Năm ngoái, Bangladesh hứng chịu nhiều đợt lũ lụt liên tiếp, chủ yếu trong tháng 8 và tháng 9, gây thiệt hại cho vụ lúa Aus và Aman và đẩy giá lúa lên cao. Ước tính sản lượng do Cục Thống kê Bangladesh (BBS) công bố sau đó cho thấy sản lượng lúa của cả hai vụ đều giảm.
Quyết định mới nhất được đưa ra trong bối cảnh giá gạo tiếp tục tăng, bất chấp việc vừa thu hoạch xong vụ Boro và gạo vẫn đang được nhập khẩu đều đặn.
Trong năm tài chính hiện tại, chính phủ lâm thời đã đặt mục tiêu nhập khẩu 900.000 tấn gạo, tăng so với mức nhập khẩu thực tế là 835.000 tấn của năm trước.
Sau cuộc họp, Cố vấn Tài chính Salehuddin Ahmed cho biết giá gạo trên thị trường quốc tế đang giảm, và chính phủ đang nỗ lực – bằng mọi biện pháp cần thiết – để bình ổn giá trong nước. “Biến động là điều khó tránh,” ông nói.
Cố vấn Lương thực Majumder cho biết hiện tại lượng dự trữ lương thực của quốc gia đã đủ, nhưng để đảm bảo an ninh lương thực và ứng phó với nguy cơ lũ lụt có thể xảy ra, chính phủ đang có những biện pháp chuẩn bị trước.
Theo dữ liệu từ Bộ Lương thực, tính đến giữa tháng 7, tổng dự trữ lương thực bao gồm gạo, thóc và lúa mì đạt 1,877 triệu tấn, trong đó riêng gạo đạt1,553 triệu tấn.
Động thái này cũng nhằm hỗ trợ mục tiêu tăng phân phối lương thực của chính phủ lên 3,66 triệu tấn trong năm tài khóa hiện tại.
Bắt đầu từ tháng 8 này, một chương trình hỗ trợ lương thực kéo dài sáu tháng sẽ được triển khai, theo đó 5,5 triệu hộ gia đình sẽ được mua 30 kg gạo mỗi tháng với giá 15 taka/kg.
“Năm nay, chương trình sẽ kéo dài bốn tháng từ tháng 8 đến tháng 11, tạm dừng vào tháng 12 và tháng 1, sau đó tiếp tục từ tháng 2 đến tháng 3,” cố vấn lương thực cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng sáng kiến này sẽ góp phần ổn định thị trường.
Dự án Nhà máy điện gió Hải Anh – Quảng Trị do Công ty Cổ phần Phong điện Hải Anh – Quảng Trị làm chủ đầu tư hiện đã hoàn tất công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị và đang trong giai đoạn hoàn thiện các thủ tục để vận hành thương mại. Dự kiến sẽ đưa Nhà máy điện gió này vào hoạt động từ ngày 20/8/2025.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Ấn Độ đang phải cắt giảm dự báo tăng trưởng khi thị trường toàn cầu rơi vào tình trạng dư cung do nước này dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu. Xuất khẩu giảm, giá lao dốc đang bóp nghẹt biên lợi nhuận của các nhà cung cấp.
Các nhà sản xuất phân bón Nga dự kiến sẽ nâng thị phần toàn cầu từ 20% hiện nay lên 25% vào năm 2030, bất chấp lệnh cấm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), nhờ chuyển hướng xuất khẩu sang các quốc gia thuộc nhóm BRICS.
Theo lộ trình của Chính phủ và định hướng mới nhất của Bộ Công Thương, từ ngày 1/1/2026, Việt Nam sẽ bắt buộc sử dụng xăng sinh học E10 trên toàn quốc và thị trường sẽ không còn các loại xăng khoáng như hiện nay.