Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo hôm nay giữ ổn định so với ngày hôm qua.
Cụ thể, gạo nguyên liệu CL 555 được giao dịch trong khoảng 8.600 - 8.800 đồng/kg, trong khi gạo nguyên liệu IR 504 từ 8.200 – 8.250 đồng/kg.
Ở nhóm phụ phẩm, giá tấm loại 2 vẫn đi ngang ở mức 7.150 – 7.250 đồng/kg; giá trấu dao động từ 1.000 - 1.150 đồng/kg.
Giá gạo | ĐVT | Giá tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nguyên liệu CL 555 | kg | 8.600 – 8.800 | - |
- Nguyên liệu IR 504 | kg | 8.200 – 8.250 | - |
- Tấm 2 | kg | 7.150 – 7.250 | - |
- Trấu | kg | 1.000 – 1.150 | - |
Bảng giá gạo hôm nay 6/5 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn: Luagaoviet.com)
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, giá thu mua lúa OM 380 trên địa bàn tỉnh giảm nhẹ 100 đồng/kg so với ngày hôm trước, xuống còn 5.600 – 5.900 đồng/kg.
Trong khi đó, các loại lúa khác vẫn duy trì mức giá ổn định. Lúa OM 18 và Đài Thơm 8 được thu mua ở mức cao nhất là 6.800 – 7.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 từ 6.650 – 6.750 đồng/kg; OM 5451 ở mức 6.200 – 6.400 đồng/kg; IR 50404 từ 5.600 – 5.800 đồng/kg. Riêng giá nếp tươi IR 4625 dao động trong khoảng 7.700 – 7.900 đồng/kg.
Tính đến ngày 5/5/2025, theo số liệu của Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, Vụ Đông Xuân 2024-2025 đã xuống giống được 1,508 nghìn ha, đã thu hoạch khoảng 1,495 triệu ha với năng suất 72,17 tạ/ha, sản lượng ước 10,79 triệu tấn lúa.
Vụ Hè Thu 2025 đã xuống giống được 915 nghìn ha/1,482 triệu ha diện tích kế hoạch, đã bắt đầu thu hoạch được khoảng 37 nghìn ha.
Giá lúa | ĐVT | Giá mua của thương lái (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước |
- Nếp IR 4625 (tươi) | kg | 7.700 – 7.900 | - |
- Nếp IR 4625 (khô) | kg | 9.800 – 10.000 | - |
- Lúa IR 50404 | kg | 5.600 – 5.800 | - |
- Lúa OM 5451 | Kg | 6.200 – 6.400 | - |
- Lúa OM 380 (tươi) | Kg | 5.600 – 5.900 | -100 |
- Lúa Đài Thơm 8 (tươi) | Kg | 6.900 – 7.000 | - |
- OM 18 (tươi) | kg | 6.800 – 7.000 | - |
- Nàng Hoa 9 | kg | 6.650 – 6.750 | - |
Giá gạo | Giá bán tại chợ (đồng) | Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua | |
- Nếp ruột | kg | 21.000 - 22.000 | - |
- Gạo thường | kg | 13.000 - 15.000 | - |
- Gạo Nàng Nhen | kg | 28.000 | - |
- Gạo thơm thái hạt dài | kg | 20.000 - 22.000 | - |
- Gạo thơm Jasmine | kg | 16.000 - 18.000 | - |
- Gạo Hương Lài | kg | 22.000 | - |
- Gạo trắng thông dụng | kg | 16.000 | - |
- Gạo Nàng Hoa | kg | 21.000 | - |
- Gạo Sóc thường | kg | 17.000 | - |
- Gạo Sóc Thái | kg | 20.000 | - |
- Gạo thơm Đài Loan | kg | 20.000 | - |
- Gạo Nhật | kg | 22.000 | - |
- Cám | kg | 9.000 – 10.000 | - |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 6/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở Sở NN & MT tỉnh An Giang)
Trên thị trường thế giới, giá gạo tại các quốc gia sản xuất hàng đầu ghi nhận mức tăng nhẹ từ 1 đến 2 USD/tấn so với ngày hôm trước.
Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam hôm nay tiếp tục tăng nhẹ 1 USD/tấn, lên mức 398 USD/tấn. Từ ngày 29/4 - 5/5/2025 có 31 tàu vào các cảng Hồ Chí Minh và Mỹ Thới xếp hàng với số lượng dự kiến 270.090 tấn gạo các loại.
Tại Thái Lan, giá gạo cùng loại tăng 2 USD/tấn, đạt 407 USD/tấn – mức cao nhất trên thị trường hiện nay.
Trong khi đó, gạo 5% tấm của Ấn Độ và Pakistan cũng được điều chỉnh tăng, lần lượt lên mức 382 USD/tấn và 389 USD/tấn, tương ứng với mức tăng 1 USD/tấn và 2 USD/tấn.
Nguồn:
Báo cáo của VFA cho biết, chỉ số gạo trắng Oryza (WRI) xuất khẩu bình quân toàn cầu kết thúc tuần đến ngày 2/5 ở mức 447 USD/tấn, tăng 1 USD/tấn so với tuần trước. Tuy nhiên, giảm 5 USD/tấn so với tháng trước và giảm 199 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá gạo toàn cầu đang tăng từ mức thấp nhất trong hai năm qua do lượng dự trữ giảm ở các nước xuất khẩu chính như Thái Lan và Pakistan, khiến tất cả các nước xuất khẩu lớn đều tăng giá.
Thái Lan đã tăng giá thêm 8 USD/tấn, Việt Nam cũng đã tăng giá do hạn chế nguồn cung vì xâm nhập mặn.
Tại Ấn Độ, giá trong nước có thể phải chịu áp lực ngắn hạn vì bang Chhattisgarh có kế hoạch bán 3,5 triệu tấn ra thị trường. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn giữ được vị thế toàn cầu vững chắc với giá xuất khẩu cạnh tranh, đặc biệt là gạo đồ với nguồn cung dồi dào từ sản lượng và lượng dự trữ đệm cao kỷ lục.
Với việc dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu, Ấn Độ dự kiến sẽ xuất khẩu 22,5 triệu tấn trong năm 2025. Nhu cầu toàn cầu vẫn mạnh, dẫn đầu là Trung Quốc và Philippines, giúp cho triển vọng tăng giá của thị trường gạo.
Theo Báo cáo cung cầu ngũ cốc tháng 4/2025 của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), sản lượng gạo toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục 543,3 triệu tấn (cơ sở xay xát), nhờ đóng góp lớn từ Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc và Tanzania, bù đắp phần giảm tại Bangladesh, Indonesia và Miến Điện.
Mức tiêu thụ gạo dự kiến tăng 2,1%, lên 539 triệu tấn, chủ yếu do nhu cầu thực phẩm và sử dụng công nghiệp – đặc biệt là sản xuất ethanol tại Ấn Độ – tăng mạnh. Dự trữ gạo toàn cầu được dự báo đạt 205,9 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh xu hướng tích lũy ở cả các nước nhập khẩu và xuất khẩu.
Mặc dù thương mại ngũ cốc thế giới đang suy giảm, giao dịch gạo toàn cầu năm 2025 vẫn được kỳ vọng đạt 60 triệu tấn, tăng nhẹ 1% so với năm 2024, chủ yếu nhờ nhu cầu tái thiết kho dự trữ.
Trước thực trạng nhiều dự án điện gió chậm tiến độ kéo dài, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành thông báo yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện cam kết triển khai dự án và ký quỹ bảo đảm tiến độ theo quy định.
Giá sầu riêng hôm nay đi ngang tại các vùng thu mua chính trên cả nước. Trong khi đó, nhiều nhà vườn ở ĐBSCL phải đem sầu riêng ra ven đường bán để tránh thua lỗ nặng khi xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó.
Quý I/2025, Việt Nam nhập khẩu hơn 34.600 tấn thịt heo, tăng gần 150% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp mà Thủ tướng đã giao cho các bộ ban ngành nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.