Xem thêm: Giá sắt thép xây dựng hôm nay 12/9
Giá thép hôm nay giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 52 nhân dân tệ lên mức 3.767 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h50 (giờ Việt Nam).
Tên loại |
Kỳ hạn |
Ngày 9/9 |
Chênh lệch so với giao dịch trước đó |
Giá thép |
Giao tháng 1/2023 |
3.767 |
+52 |
Giá đồng |
Giao tháng 10/2022 |
62.920 |
+1.960 |
Giá kẽm |
Giao tháng 10/2022 |
24.540 |
+570 |
Giá niken |
Giao tháng 10/2022 |
183.210 |
+9.090 |
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy
Vào hôm thứ Năm (8/9), giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch Đại Liên (DCE) và Sàn giao dịch Singapore (SGX) cùng đi lên, Reuters đưa tin.
Sự gia tăng này được hỗ trợ sau khi thành phố Trịnh Châu của Trung Quốc cho biết họ sẽ bắt đầu xây dựng các dự án nhà ở bị đình trệ, giúp giải tỏa phần nào lo lắng của thị trường về nhu cầu thép yếu ở Trung Quốc.
Theo đó, giá quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 1/2023 trên Sàn DCE chốt phiên với mức tăng 3,1%, đạt 706 nhân dân tệ/tấn (tương đương 101,54 USD/tấn).
Trước đó trong phiên, giá của hợp đồng quặng sắt này đã chạm mức cao nhất kể từ ngày 30/8 là 708,50 nhân dân tệ/tấn.
Tương tự, trên Sàn SGX, giá quặng sắt chuẩn SZZFV2 giao tháng 10/2022 cũng đã tăng 4,1% lên mức 100,40 USD/tấn.
Giá thép kỳ hạn trên Sàn giao dịch Thượng Hải (SHFE) cũng tăng, bất chấp lo ngại về việc tăng cường các hạn chế COVID-19 ở Trung Quốc.
Thành phố Trịnh Châu tuyên bố sẽ bắt đầu xây dựng tất cả các dự án nhà ở bị đình trệ trong vòng 30 ngày, bằng cách sử dụng tốt các khoản vay đặc biệt, yêu cầu các nhà phát triển trả lại các khoản tiền bị chiếm dụng, và khuyến khích một số công ty bất động sản nộp đơn phá sản.
Người mua nhà tại ít nhất 80 thành phố ở Trung Quốc đã đe dọa sẽ ngừng thanh toán thế chấp vì các vấn đề thanh khoản cũng như hạn chế COVID-19 cản trở các dự án, làm tăng thêm nỗi lo về thị trường bất động sản đầy khủng hoảng.
Song, việc nối lại các dự án nhà ở là một tín hiệu tốt cho nhu cầu quặng sắt và thép, đặc biệt là trước mùa Đông - thời điểm các hoạt động xây dựng ở Trung Quốc thường chậm lại.
Theo SteelOnline.vn, giá thép xây dựng trong nước ngày 9/9 tiếp tục đi ngang, cụ thể như sau:
Thương hiệu thép Hòa Phát đang duy trì mức giá đối với thép cuộn CB240 là 14.820 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 là 15.430 đồng/kg.
Giá thép cuộn CB240 của thương hiệu thép Việt Ý ở mức ổn định là 14.720 đồng/kg. Giá thép thanh vằn D10 CB300 của cùng thương hiệu ở mức 15.220 đồng/kg.
Thép Việt Đức cũng giữ nguyên giá bán thép cuộn CB240 ở mức 14.720 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.430 đồng/kg.
Giá hai mặt hàng thép của thương hiệu Việt Sing cũng được giữ nguyên như sau: thép cuộn CB240 ở mức 14.370 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.880 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Việt Nhật cũng có giá thép cuộn CB240 đi ngang ở mức 14.140 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.750 đồng/kg.
So với ngày 8/9, giá thép tại miền Trung của thương hiệu thép Hòa Phát vẫn ổn định: thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.530 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức cũng giữ nguyên giá thép cuộn CB240 ở mức 14.720 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.630 đồng/kg.
Giá thép cuộn CB240 của thương hiệu Pomina vẫn ở mức 15.330 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.240 đồng/kg trong hôm nay.
Tại miền Nam, Hòa Phát đang đưa ra giá thép cuộn CB240 ở mức 14.820 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.430 đồng/kg - không đổi so với hôm qua.
Thương hiệu Pomina cũng có giá thép cuộn CB240 ổn định ở mức 15.220 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.040 đồng/kg.
Tương tự, giá thép cuộn CB240 của thương hiệu Thép Miền Nam đi ngang ở mức 15.020 đồng/kg và giá thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.630 đồng/kg.
>>> Xem thêm: Giá sắt thép
Giá dưa hấu giảm hơn một nửa so với đầu năm, về quanh 2.000-4.000 đồng một kg tại ruộng, khiến nông dân trồng ở Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long lỗ nặng.
Ngày 23/11 (giờ địa phương), các nước tham gia Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đạt được thỏa thuận về các quy tắc cho một thị trường tín chỉ carbon toàn cầu.
Giá dầu vào cuối năm 2026 được dự báo sẽ giảm xuống còn 60 USD/thùng, thấp hơn khoảng 20% từ mức giá hiện tại và khoảng 25% từ mức giá trung bình 80 USD/thùng của năm 2024.
Giá gạo Việt Nam giữ mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn dù Ấn Độ quay lại thị trường.