Kết thúc phiên giao dịch 9/6, giá thép thanh kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Thượng Hải giảm 0,38% (11 nhân dân tệ) xuống mức 2.913 nhân dân tệ/tấn. Trên Sàn Đại Liên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Đại Liên đi ngang mức 754,5 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Singapore giảm 0,7 USD về mức 95,56 USD/tấn.
Diễn biến giá thép thanh kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Thượng Hải. Nguồn: Barchart
Giá hợp đồng tương lai thép thanh của Trung Quốc duy trì dưới mức 3.000 nhân dân tệ/tấn vào đầu tháng 6, dao động gần mức thấp nhất kể từ tháng 9/2024, do dữ liệu kinh tế ảm đạm từ Trung Quốc, nước tiêu thụ hàng đầu thế giới tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng nhu cầu.
Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 thấp hơn kỳ vọng, chủ yếu do sự sụt giảm mạnh trong các lô hàng sang Mỹ giữa bối cảnh căng thẳng thương mại kéo dài.
Nhập khẩu cũng giảm mạnh hơn dự đoán, phản ánh nhu cầu trong nước yếu kéo dài.
Bên cạnh đó, giá tiêu dùng tiếp tục giảm tháng thứ 4 liên tiếp, trong khi giảm phát giá sản xuất xuống mức thấp gần hai năm, cho thấy đà phục hồi kinh tế vẫn yếu.
Mặc dù các quan chức Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại tại London trong ngày hôm qua nhưng tâm lý thị trường vẫn duy trì sự thận trọng.
Tuần trước, thị trường thép toàn cầu cũng chịu áp lực khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp tăng gấp đôi thuế thép nhập khẩu của Mỹ lên 50%.
Động thái này đã đẩy giá thép nội địa Mỹ tăng lên, nhưng lại tạo áp lực giảm đối với giá thép quốc tế, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Trong tháng 5/2025, các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã xuất khẩu 10,58 triệu tấn thép thành phẩm, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này cũng tăng 1,1% so với tháng trước, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, được Reuters trích dẫn.
Lượng xuất khẩu tháng 5 ghi nhận mức cao nhất trong 7 tháng, và là tháng thứ ba liên tiếp có khối lượng vượt 10 triệu tấn. Các nhà phân tích cho rằng nguồn cung ổn định được đẩy sớm hơn dự kiến, do lo ngại về việc áp thuế cao hơn có thể làm giảm nhu cầu, đang thúc đẩy xuất khẩu.
Trong khi đó, nhập khẩu thép vào Trung Quốc trong tháng trước giảm 24,5% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 481 nghìn tấn. Trong 5 tháng đầu năm, các nhà sản xuất Trung Quốc đã xuất khẩu 48,47 triệu tấn thép (+8,9% so với cùng kỳ năm trước), trong khi nhập khẩu đạt 2,55 triệu tấn (-16,1% so với cùng kỳ).
Trong nước, các doanh nghiệp giữ giá thép bình ổn. Cụ thể, giá thép CB240 của Hòa Phát ghi nhận 13.650đ/kg; thép CB300 báo giá 13.790đ/kg. Tương tự, ở doanh nghiệp thép Việt Đức, giá thép CB240 ở mức 13.350đ/kg; thép D10 CB300 bình giá 13.350đ/kg. Với thép Thái Nguyên, giá thép CB240 giữ nguyên mức 13.970đ/kg và D10 CB300 mức 14.080đ/kg.
Giá thép ghi nhận tới ngày 10/6/2025. Nguồn: SteelOnline
Từ châu Âu đến châu Á, làn sóng thép giá rẻ từ Trung Quốc, thuế quan từ Mỹ, chi phí chuyển đổi xanh đắt đỏ và mối lo về an ninh công nghiệp đang đẩy ngành thép thế giới vào thế tiến thoái lưỡng nan: ai cũng thừa thép, nhưng không ai muốn ngừng sản xuất.
OPEC+ nhiều khả năng sẽ giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng dầu trong tháng 8, với mức bổ sung 548.000 thùng/ngày. Trong bối cảnh nhu cầu mùa hè tăng cao và mục tiêu giành lại thị phần, các nước sản xuất chủ chốt được cho là sẽ không điều chỉnh chính sách hiện tại.
Giá vàng thế giới đã trải qua một tuần giao dịch đầy biến động, khởi đầu bằng một đợt tăng giá mạnh mẽ đưa kim loại quý này vượt ngưỡng 3.400 USD/ounce trước khi đảo chiều vào cuối tuần.
Khảo sát giá vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy giới chuyên gia đang chia rẽ giữa phe bi quan và trung lập, trong khi các nhà đầu tư cá nhân vẫn giữ kỳ vọng tích cực về triển vọng ngắn hạn của vàng.