Kết thúc phiên giao dịch 16/5, giá thép thanh kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Thượng Hải giảm 0,65% (20 nhân dân tệ) xuống mức 3.073 nhân dân tệ/tấn. Trên Sàn Đại Liên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5 giảm 0,19% (1,5 nhân dân tệ) về mức 799 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, giá quặng sắt trên Sàn Singapore giảm 0,6 USD về mức 100,6 USD/tấn.
So với cùng kỳ năm ngoái, giá thép trên Sàn Thượng Hải tăng +1,7%, giá quặng sắt trên Sàn Đại Liên và Singapore thay đổi tương ứng +5,4% và +2,3%.
Diễn biến giá thép thanh kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Thượng Hải. Nguồn: Barchart
Trong một phân tích mới đây, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s cho rằng thị trường quặng sắt vẫn sẽ giữ cân bằng bất chấp nhu cầu yếu từ Trung Quốc và sản lượng cao. Theo đó, giá quặng sắt dự kiến sẽ duy trì trong khoảng 80 - 100 USD/tấn trong vòng 12 - 18 tháng tới.
Việc Trung Quốc cắt giảm sản lượng thép và chuyển sang các công nghệ thân thiện hơn với môi trường đã làm giảm nhu cầu đối với quặng chất lượng thấp.
Trong khi đó, các công ty khai thác lớn vẫn tiếp tục gia tăng sản lượng, dẫn đến tình trạng dư cung trên thị trường. Tuy nhiên, các nhà sản xuất lớn vẫn có lãi nhờ chi phí khai thác thấp.
Các nhà phân tích từ BMI Country Risk and Industry Research cũng có quan điểm tương tự. Họ giữ nguyên dự báo giá trung bình cho năm 2025 ở mức 100 USD/tấn, dù thừa nhận áp lực từ nhu cầu yếu.
Cụ thể, các hạn chế sản xuất thép tại Trung Quốc, khó khăn trong lĩnh vực xây dựng của nước này, cùng với sự chững lại của tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn là những yếu tố chính gây sức ép.
Tuy vậy, một đợt kích thích tiền tệ mới tại Trung Quốc và khả năng đạt tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang mang lại một chút lạc quan. Điều này có thể phần nào giảm thiểu rủi ro về việc giá sụt giảm.
Về dài hạn, các nhà phân tích của BMI dự báo giá quặng sắt sẽ giảm dần về mức 78 USD/tấn vào năm 2034. Nguyên nhân vẫn là sự suy giảm sản lượng thép và sự gia tăng sản lượng khai thác quặng trên toàn cầu.
Như vậy, thị trường quặng sắt được kỳ vọng sẽ duy trì ổn định tương đối trong vài năm tới, nhưng xu hướng dài hạn sẽ là giảm.
Xuất khẩu quặng sắt toàn cầu năm 2024 chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 1,6 tỷ tấn. Australia vẫn là nước xuất khẩu nguyên liệu lớn nhất (866 triệu tấn, tăng 1,4% so với cùng kỳ), tiếp theo là Brazil (390 triệu tấn, tăng 2,6%) và Nam Phi (61 triệu tấn, tăng 3,4%).
Trong nước, giá thép xây dựng tại một số doanh nghiệp bình ổn. Cụ thể, giá thép CB240 của Hòa Phát ghi nhận 13.640đ/kg, thép CB300 báo giá 13.690đ/kg. Tương tự, ở doanh nghiệp thép Việt Ý, giá thép CB240 bình ổn ở mức 13.740đ/kg; thép D10 CB300 ghi nhận 13.740đ/kg.
Giá thép ghi nhận tới ngày 17/5/2025. Nguồn: SteelOnline
Khảo sát mới nhất cho thấy giá thịt heo hôm nay duy trì ổn định tại các hệ thống bán lẻ thực phẩm trong nước. Theo đó, WinMart đang bán thịt nạc dăm heo với giá 157.520 đồng/kg.
Giá dầu thô đi lên vào thứ Sáu (16/5) và ghi nhận tuần tăng thứ hai liên tiếp nhờ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt. Tuy nhiên, đà tăng vẫn bị kìm hãm bởi kỳ vọng về nguồn cung tăng từ Iran và OPEC+.
Giá cao su cuối tuần tiếp tục giảm trong biên độ hẹp ở thị trường Thái Lan và Nhật Bản, kết thúc chuỗi tăng liên tiếp hơn một tuần qua.
Giá vàng thế giới tụt hơn 1% vào thứ Sáu (16/5) và ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2024, khi khẩu vị rủi ro của giới đầu tư phục hồi trong bối cảnh Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận thương mại. Điều này khiến giá vàng trong nước giảm sâu trở lại.