Kết thúc phiên giao dịch 19/5, giá thép thanh kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Thượng Hải giảm 0,72% (22 nhân dân tệ) xuống mức 3.051 nhân dân tệ/tấn. Trên Sàn Đại Liên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5 giảm 3,94% (31,5 nhân dân tệ) về mức 767,5 nhân dân tệ/tấn. Tương tự, giá quặng sắt trên Sàn Singapore giảm 0,4 USD về mức 100,2 USD/tấn.
Diễn biến giá thép thanh kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Thượng Hải. Nguồn: Barchart
Nhìn chung, tăng trưởng sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong tháng 4 đã chậm lại, theo dữ liệu chính thức được công bố hôm qua, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang đe dọa làm suy yếu đà phục hồi kinh tế, Reuters đưa tin.
Ngoài ra, đầu tư vào bất động sản tại Trung Quốc đã giảm 10,3% trong 4 tháng đầu năm 2025 so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi đã giảm 9,9% trong quý đầu tiên.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 4 đã giảm 7% so với tháng 3 xuống khoảng 86 triệu tấn, tuy nhiên vẫn ở mức tương đối cao.
Sản lượng gang – chỉ báo quan trọng để đánh giá nhu cầu quặng sắt – đã giảm 8.700 tấn so với tháng trước, xuống còn 2,45 triệu tấn. Theo công ty môi giới Everbright Futures, nguyên nhân là do một số lò cao tạm ngừng hoạt động để bảo trì.
Trong khi đó, tổng lượng tồn kho quặng sắt tại các cảng Trung Quốc tăng nhẹ, tăng 0,26% trong tuần lên 137 triệu tấn tính đến ngày 16/5, theo dữ liệu từ Steelhome.
Tuy vậy, số lượng các nhà máy luyện thép bằng lò cao có lãi tại Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng (tính theo tuần), nhờ vào sự phục hồi của giá thép thành phẩm, theo công ty tư vấn Mysteel.
Trong một diễn biến khác, Tập đoàn Tokyo Steel Manufacturing, nhà sản xuất thép bằng lò điện hồ quang hàng đầu Nhật Bản thông báo, họ sẽ giữ nguyên giá các sản phẩm thép trong tháng 6 nhằm giúp thị trường ổn định, mục đích để các đợt giảm giá gần đây được thị trường hấp thụ hoàn toàn.
Trong tháng 6, giá thép thanh (bao gồm cả thép cây) sẽ được giữ ở mức 85.000 yên (tương đương khoảng 585 USD) mỗi tấn, trong khi giá thép hình H sẽ giữ nguyên ở mức 112.000 yên (khoảng 771 USD) mỗi tấn.
Trong tháng 5, công ty đã hạ giá một số sản phẩm thép, bao gồm thép hình H – sản phẩm chủ lực của họ, tiếp nối các đợt giảm giá những mặt hàng khác từ tháng 4.
Công ty cho biết, thị trường nước ngoài đang trong tình trạng dư cung, giao dịch quốc tế tiếp tục trì trệ. Ở thị trường nội địa, nhu cầu thép xây dựng yếu do các dự án bị trì hoãn vì chi phí cao, trong khi thị trường thép tấm cũng tiếp tục chững lại.
Trong nước, doanh nghiệp giữ giá thép bình ổn. Cụ thể, giá thép CB240 của Hòa Phát ghi nhận 13.790 đồng/kg, thép CB300 báo giá 13.740 đồng/kg. Tương tự, ở doanh nghiệp thép Việt Đức, giá thép CB240 ở mức 13.600 đồng/kg, thép D10 CB300 ghi nhận 13.350 đồng/kg. Với thép Việt Sing, doanh nghiệp báo giá thép CB240 13.690 đồng/kg và thép D10 C300 mức 13.580 đồng/kg.
Giá thép ghi nhận tới ngày 20/5/2025. Nguồn: SteelOnline
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam sẽ vượt Thái Lan để vươn lên vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới trong năm 2025 và 2026, với sản lượng khoảng 7,9 triệu tấn. Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến đạt từ 7 đến 7,2 triệu tấn.
Nhập khẩu vàng của Trung Quốc tăng trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương nới lỏng hạn ngạch nhập khẩu kim loại quý này và nhu cầu trong nước mạnh mẽ.
Các chuyên gia cho rằng thị trường heo hơi sẽ tiếp tục kéo dài xu hướng đi ngang tại nhiều địa phương do nguồn cung - cầu vẫn khá cân bằng.
Nhập khẩu từ một số quốc gia thuộc top 4 nguồn cung thép nước ngoài cho Việt Nam tăng vọt. Trong đó, lượng nhập khẩu từ Indonesia tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.