Kết thúc phiên giao dịch 22/5, giá thép thanh kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Thượng Hải giảm trở lại 0,1% (3 nhân dân tệ) xuống mức 3.051 nhân dân tệ/tấn. Trên Sàn Đại Liên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 6 tăng 0,26% (2 nhân dân tệ) lên mức 771,5 nhân dân tệ/tấn. Tương tự, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn Singapore giảm 0,34 USD về mức 99,86 USD/tấn.
Diễn biến giá thép thanh kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Thượng Hải. Nguồn: Barchart
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Sàn Đại Liên giằng co trong biên độ hẹp khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép tại Trung Quốc và lượng giao hàng quặng sắt tăng lên từ các nhà sản xuất lớn như Australia và Brazil.
Nhu cầu từ người tiêu dùng vẫn ở mức ổn định, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, công ty môi giới Galaxy Futures cho biết trong một báo cáo.
Tỷ lệ sử dụng công suất của 104 lò điện tuần này tăng 1,2% so với tuần trước, đạt 40,4%, trong khi lượng tiêu thụ thép phế liệu hàng ngày tăng 3,1% lên mức 245.400 tấn, theo công ty tư vấn Hexun Futures.
Tương tự, sản lượng gang nóng – chỉ số thường được dùng để đo lường nhu cầu quặng sắt – vẫn duy trì ở mức cao trong tuần này, đạt 2,45 triệu tấn, theo công ty môi giới Everbright Futures.
Bên cạnh đó, tổng tồn kho quặng sắt nhập khẩu tại 47 cảng ở Trung Quốc là 146,28 triệu tấn, giảm 1,74% so với tuần trước.
Về phía cung, tổng lượng quặng sắt được vận chuyển từ các công ty khai thác ở Australia và Brazil tăng 11,7% so với tuần trước, lên 27,1 triệu tấn, theo công ty tư vấn Mysteel.
Trong tháng 4, sản lượng quặng sắt của Trung Quốc đạt 84,7 triệu tấn. Lũy kế 4 tháng đầu năm, các công ty khai thác Trung Quốc đã giảm sản lượng quặng sắt 12,2% so với cùng kỳ năm 2024 xuống còn 328,6 triệu tấn, theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), được SteelOrbis dẫn lại.
Riêng trong tháng 4, sản lượng quặng trong nước là 84,7 triệu tấn, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước.
Cùng lúc đó, giá nguyên liệu nhập khẩu dao động trong phạm vi hẹp vào cuối tháng 4. Mức giá thấp nhất (96 USD/tấn) được ghi nhận vào ngày 8–9/4, còn mức cao nhất (104 USD/tấn) là vào ngày 1–2/4.
Được biết, trong tháng 4/2025, lượng quặng sắt vận chuyển bằng đường biển tới Trung Quốc đạt 103,14 triệu tấn, tăng 9,8% so với tháng trước và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trung bình giảm 13,3% so với cùng kỳ còn 98 USD/tấn. Trong tháng, nhu cầu quặng sắt vẫn cao do các kế hoạch sản xuất tích cực từ các nhà sản xuất thép.
Trong 4 tháng đầu năm, nhập khẩu quặng sắt giảm 5,5% so với cùng kỳ, ghi nhận 388,36 triệu tấn, trong khi giá trung bình mỗi tấn giảm 18,6% xuống còn 98,9 USD.
Trong nước, doanh nghiệp giữ giá thép bình ổn. Cụ thể, giá thép CB240 của Hòa Phát ghi nhận 13.790 đồng/kg, thép CB300 báo giá 13.740 đồng/kg. Tương tự, ở doanh nghiệp thép Việt Đức, giá thép CB240 ở mức 13.600 đồng/kg, thép D10 CB300 ghi nhận 13.350 đồng/kg. Với thép Việt Sing, doanh nghiệp báo giá thép CB240 13.690 đồng/kg và thép D10 C300 mức 13.580 đồng/kg.
Giá thép ghi nhận tới ngày 23/5/2025. Nguồn: SteelOnline
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Giá lúa gạo hôm nay (23/5) tại thị trường trong nước diễn biến trái chiều, giảm nhẹ đối với gạo nguyên liệu nhưng tăng đối với cám. Trên thị trường thế giới, giá gạo Ấn Độ và Thái Lan đều giảm nhẹ trong tuần qua do nhu cầu yếu.
Tân Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản ngày 17/5 cam kết sẽ nhanh chóng đưa gạo từ kho dự trữ quốc gia ra các kệ hàng siêu thị với mức giá thấp đáng kể so với hiện tại, nhằm ngăn chặn xu hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại gạo nhập khẩu rẻ hơn, theo Reuters.
Sau hai phiên tăng giá liên tiếp, thị trường vàng trong nước trưa nay (23/5) bất ngờ đảo chiều giảm sâu tại nhiều hệ thống kinh doanh. Giá vàng miếng SJC rơi mạnh tới 1,3 triệu đồng/lượng, kéo theo đà sụt giảm ở các loại vàng nhẫn và nữ trang.
Nhiều đơn hàng xuất khẩu heo giống, tinh bò và vật liệu di truyền từ Mỹ sang Trung Quốc đã bị hủy sau khi Bắc Kinh áp thuế trả đũa lên nông sản Mỹ, khiến các trang trại thiệt hại nặng.