Mở cửa phiên giao dịch 31/3, giá thép thanh kỳ hạn tháng 5 trên Sở Giao dịch Thượng Hải (SHFE) tăng nhẹ 10 nhân dân tệ lên mức 3.202 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, giá quặng sắt tháng 5 trên Sàn Đại Liên (DCE) đi ngang quanh mức 785 nhân dân tệ/tấn. Giá quặng sắt trên Sàn Singapore tăng 3 USD lên mức 105,2 USD/tấn.
Giá thép thanh kỳ hạn tháng 5 trên Sàn SHFE. Nguồn: Barchart
Tại Ấn Độ, theo số liệu của Ủy ban Nhà máy Liên hợp (JPC), quốc gia này đã tăng nhập khẩu các sản phẩm thép cuộn lên 15,8% trong giai đoạn từ tháng 4/2024 đến tháng 2/2025 (11 tháng của năm tài chính 2024/2025) so với cùng kỳ năm trước, đạt 8,98 triệu tấn, theo GMK Center.
Xuất khẩu sản phẩm thép thành phẩm giảm 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 4,4 triệu tấn trong giai đoạn này. Như vậy, Ấn Độ vẫn là nước nhập khẩu ròng thép cuộn, trong đó phần lớn được nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc, với lần lượt 2,65 triệu tấn (+7,1% so với cùng kỳ năm trước) và 2,4 triệu tấn (-5,3% so với cùng kỳ năm trước). Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia cũng đóng góp một phần đáng kể vào tổng lượng nhập khẩu.
Dự kiến, nhập khẩu thép vào thị trường Ấn Độ sẽ không tăng trong ngắn hạn, do người mua có thể trì hoãn các đơn đặt hàng mới sau thông báo của Tổng cục Biện pháp Thương mại (DGTR) về thuế tự vệ.
Vào ngày 18/3, DGTR đã đề xuất mức thuế tự vệ tạm thời 12% đối với nhập khẩu các sản phẩm thép dẹt hợp kim và không hợp kim trong 200 ngày. Cơ quan này đã mời ngành công nghiệp đóng góp ý kiến trong vòng 30 ngày và sẽ tổ chức một phiên điều trần trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Sản lượng thép của Ấn Độ trong 11 tháng của năm tài chính 2024/2025 đã tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 138,21 triệu tấn. Sản lượng thép cuộn tăng 5% so với cùng kỳ, đạt 132,89 triệu tấn, trong khi tiêu thụ trong nước đạt 137,82 triệu tấn, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước.
Các công ty thép như SAIL, Rashtriya Ispat Nigam (RINL), Tata Steel, ArcelorMittal Nippon Steel India (AMNS), JSW Group và Jindal Steel & Power (JSPL) chiếm tổng cộng 55% sản lượng thép thành phẩm, với 72,49 triệu tấn (+1,8% so với cùng kỳ năm trước).
Sản phẩm thép dẹt chiếm 45% tổng sản lượng thép thành phẩm của Ấn Độ, trong khi thép dài và các sản phẩm khác chiếm 55%. Đặc biệt, sản lượng thép thanh đạt 57,03 triệu tấn (+6,5% so với cùng kỳ năm trước), còn thép cuộn cán nóng đạt 49,1 triệu tấn (+1,3% so với cùng kỳ năm trước).
Theo báo cáo trước đó của GMK Center, Ấn Độ đã trở thành nước nhập khẩu ròng thép cuộn trong năm tài chính 2023/2024. Năm ngoái, nước này nhập khẩu 8,3 triệu tấn thép cuộn (+38,1% so với cùng kỳ năm trước), trong khi xuất khẩu đạt 7,5 triệu tấn (+11,5% so với cùng kỳ năm trước). Tiêu thụ thép trong giai đoạn này tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 136 triệu tấn, phản ánh nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm thép.
Trong nước, giá thép xây dựng tại các doanh nghiệp đi ngang. Cụ thể, giá thép CB240 của Hòa Phát ghi nhận 13.530 đồng/kg, trong khi thép CB300 bình ổn ở mức 13.580 đồng/kg. Tương tự, ở doanh nghiệp thép Việt Sing, giá thép CB240 ghi nhận 13.330 đồng/kg, trong khi thép D10 CB300 báo giá 13.530 đồng/kg.
Giá thép ghi nhận tới ngày 31/3/2025. Nguồn: SteelOnline
Tổng kim ngạch 10 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ nhiều nhất trong năm 2024 đạt 98,54 tỷ USD, chiếm 82,46% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Trong đó, mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch đạt hơn 23 tỷ USD.
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (3/4) đồng loạt đứng yên. Theo đó, phân urê có mức giá đi ngang, dao động khoảng 570.000 - 630.000 đồng/bao
Việc công bố mức thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ đã khiến giá dầu giảm trong khi giá vàng lại đạt kỷ lục mới, Bloomberg đưa tin.
Đà tăng kỷ lục của vàng vẫn chưa có dấu hiệu chững lại, đặc biệt trong bối cảnh rủi ro suy thoái kinh tế và nhu cầu mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương, theo nhận định của các chuyên gia.