Kết thúc phiên giao dịch 4/6, giá thép thanh kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Thượng Hải đảo chiều tăng 0,94% (27 nhân dân tệ) lên mức 2.886 nhân dân tệ/tấn, ghi nhận mức tăng đầu tiên kể từ ngày 21/5. Trên Sàn Đại Liên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 6 tăng 0,67% (5 nhân dân tệ) lên mức 749,5 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Singapore tăng 0,99 USD lên mức 96,24 USD/tấn.
Diễn biến giá thép thanh kỳ hạn tháng 6 trên Sàn Thượng Hải. Nguồn: Barchart
Thị trường kỳ hạn hồi phục khi một số nhà đầu tư đóng các vị thế bán khống để thu lợi nhuận, mặc dù lo ngại nhu cầu tiêu thụ sụt giảm đã hạn chế đà tăng. Giá đã giảm mạnh trong vài ngày gần đây, khiến giá hợp đồng tương lai ở mức thấp hơn giá giao ngay, điều này có nghĩa là trong ngắn hạn giá hợp đồng tương lai khó giảm sâu hơn, theo ông Steven Yu, nhà phân tích cao cấp tại công ty tư vấn Mysteel.
“Điều này đã thúc đẩy một số nhà đầu tư bán khống kết thúc các vị thế của họ, bởi sản lượng kim loại nóng trung bình ngày của Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì quanh mức 2,4 triệu tấn trong tháng 6; mức giảm giá mạnh hơn sẽ chỉ xảy ra khi các yếu tố cơ bản suy giảm thêm,” ông Yu cho biết.
Tính đến ngày 30/5, sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày, một chỉ báo về nhu cầu quặng sắt, đã giảm 0,7% so với tuần trước, xuống còn 2,42 triệu tấn. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 2,6% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu của Mysteel.
Ông Pei Hao, nhà phân tích cao cấp tại công ty môi giới quốc tế Freight Investor Services, cho rằng sự phục hồi giá quặng một phần bị ảnh hưởng bởi đà tăng giá than luyện kim và than cốc. Trong đó, giá than cốc trên Sàn NYMEX đã tăng 7,19% sau khi chạm mức thấp nhất trong gần 9 năm vào hôm 4/6.
Kỳ vọng nguồn cung giảm góp phần vào sự tăng giá của thị trường than, theo các nhà phân tích.
Trong khi đó, xuất hiện dấu hiệu khác về sự gián đoạn đối với thương mại toàn cầu, những lo ngại về thiệt hại do các hạn chế xuất khẩu khoáng sản quan trọng từ Trung Quốc ngày càng sâu sắc hơn, với một số nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở châu Âu phải tạm ngừng sản xuất và hãng xe Đức BMW cảnh báo rằng mạng lưới nhà cung cấp của họ đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt các khoáng sản đất hiếm.
Xét tới ngắn hạn, thị trường vẫn chịu áp lực từ sự không chắc chắn của nền kinh tế vĩ mô. Nếu tình hình trong lĩnh vực xây dựng của Trung Quốc không cải thiện và việc khai thác mỏ Simandou lớn ở Guinea không bị trì hoãn, giá có thể tiếp tục giảm. Đồng thời, khả năng điều chỉnh giá vẫn hiện hữu nếu chính phủ Trung Quốc thực hiện các biện pháp kích cầu. Trong ngắn hạn, giá quặng sắt dự kiến sẽ dao động trong khoảng 90-100 USD/tấn.
Trong nước, các doanh nghiệp giữ giá thép bình ổn. Cụ thể, giá thép CB240 của Hòa Phát ghi nhận 13.650 đồng/kg; thép CB300 báo giá 13.790 đồng/kg. Tương tự, ở doanh nghiệp thép Việt Đức, giá thép CB240 ở mức 13.350 đồng/kg; thép D10 CB300 bình giá 13.350 đồng/kg. Với thép Thái Nguyên, giá thép CB240 giữ nguyên mức 13.970 đồng/kg và D10 CB300 mức 14.080 đồng/kg.
Giá thép ghi nhận tới ngày 5/6/2025. Nguồn: SteelOnline
Từ châu Âu đến châu Á, làn sóng thép giá rẻ từ Trung Quốc, thuế quan từ Mỹ, chi phí chuyển đổi xanh đắt đỏ và mối lo về an ninh công nghiệp đang đẩy ngành thép thế giới vào thế tiến thoái lưỡng nan: ai cũng thừa thép, nhưng không ai muốn ngừng sản xuất.
OPEC+ nhiều khả năng sẽ giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng dầu trong tháng 8, với mức bổ sung 548.000 thùng/ngày. Trong bối cảnh nhu cầu mùa hè tăng cao và mục tiêu giành lại thị phần, các nước sản xuất chủ chốt được cho là sẽ không điều chỉnh chính sách hiện tại.
Giá vàng thế giới đã trải qua một tuần giao dịch đầy biến động, khởi đầu bằng một đợt tăng giá mạnh mẽ đưa kim loại quý này vượt ngưỡng 3.400 USD/ounce trước khi đảo chiều vào cuối tuần.
Khảo sát giá vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy giới chuyên gia đang chia rẽ giữa phe bi quan và trung lập, trong khi các nhà đầu tư cá nhân vẫn giữ kỳ vọng tích cực về triển vọng ngắn hạn của vàng.