Mở cửa phiên giao dịch 7/7, giá thép thanh kỳ hạn tháng 7 trên Sàn Thượng Hải tăng 0,5% (15 nhân dân tệ) lên mức 3.093 nhân dân tệ/tấn. Trên Sàn Đại Liên, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 7 tăng 0,3% (2 nhân dân tệ) lên mức 770 nhân dân tệ/tấn. Trong khi đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 7 trên Sàn Singapore-SGX đi ngang mức 95,9 USD/tấn.
Diễn biến giá thép kỳ hạn tháng 7 trên Sàn Thượng Hải. Nguồn: Barchart
Tại châu Âu, ngành thép đang phải đối mặt thách thức từ giá năng lượng neo cao và nhập khẩu không công bằng.
Các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành thép cảnh báo rằng, khung hỗ trợ mới của EU cho Thỏa thuận Công nghiệp Sạch (Clean Industry State Aid Framework – CISAF) có nguy cơ bị suy yếu nếu thực hiện không đồng đều ở cấp quốc gia, theo Fastmarkets.
Chủ tịch Eurometal, ông Alexandre Julius cho biết, tổ chức này hoan nghênh khung chính sách mới như một bước đi đúng hướng, đặc biệt trong bối cảnh cần bảo vệ nền công nghiệp xanh của châu Âu. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh vấn đề then chốt hiện nay là chi phí năng lượng cao, đang ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng ngành luyện kim và giá trị gia tăng của các sản phẩm kim loại.
Việc tiếp cận năng lượng tái tạo với giá hợp lý vẫn là rào cản lớn trong nỗ lực giảm phát thải CO₂ của các nhà sản xuất thép châu Âu. Fastmarkets ước tính từ 2025 - 2030, châu Âu sẽ đưa vào vận hành khoảng 40–50 triệu tấn công suất sản xuất thép xanh mới, chủ yếu sử dụng công nghệ lò hồ quang điện (EAF) hoặc tổ hợp DRI/EAF. Hiện tại, khoảng 45% sản lượng thép của châu Âu được sản xuất theo phương pháp này.
Tuy nhiên, chi phí điện công nghiệp tại châu Âu thường vượt 100 euro/MWh, cao hơn nhiều so với mức 30–50 euro/MWh tại Mỹ hoặc Trung Quốc. Các nhà sản xuất thép cảnh báo rằng ngay cả khi tính đến chi phí theo cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), thép nhập khẩu vẫn có thể cạnh tranh hơn về giá so với thép sản xuất trong EU.
Trước thực trạng đó, Eurometal đã bắt đầu thu thập dữ liệu từ các hiệp hội ngành, liên đoàn quốc gia và người tiêu dùng thép về tình trạng gia tăng nhập khẩu sản phẩm thép giá rẻ, trong bối cảnh tiêu thụ và sản lượng thép nội địa tại EU đang giảm sút. Mục tiêu là xây dựng cơ sở chính sách nhằm bảo vệ thị trường châu Âu khỏi cạnh tranh không công bằng.
Trong khi đó, tại Mỹ, theo Viện Sắt Thép Mỹ (AISI), sản lượng thép trong tháng 5/2025 đạt 7,51 triệu tấn, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ 2024, nhưng giảm 1% so với tháng 4. Trong 5 tháng đầu năm, tổng lượng thép giao hàng đạt 37,29 triệu tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, từng phân khúc sản phẩm lại có xu hướng khác nhau, trong đó thép cán nguội tăng 1%, thép chống ăn mòn giảm 1%, thép cuộn cán nóng giảm mạnh nhất với 2%.
Đáng chú ý, Mỹ đã tăng nhập khẩu thép cuộn 10,4% trong tháng 5 và tổng nhập khẩu thép tăng gần 20% so với tháng trước, đạt gần 2,5 triệu tấn.
Giới phân tích cho rằng, dù thị trường Mỹ khá ổn định, nhưng một số phân khúc đang chậm lại do nhu cầu yếu từ ngành xây dựng và ô tô, cùng với ảnh hưởng từ hàng rào thương mại và biến động giá nguyên liệu.
Trong nước, các doanh nghiệp bình ổn giá bán. Cụ thể, giá thép CB240 của Hòa Phát ghi nhận 13.430 đồng/kg; thép CB300 ở mức 13.030 đồng/kg. Trong khi đó, ở doanh nghiệp thép Việt Ý, giá thép CB240 ở mức 13.530 đồng/kg; thép D10 CB300 ở mức 13.230 đồng/kg. Thép Việt Sing lần lượt ghi nhận 13.430 đồng và 13.180 đồng/kg.
Giá thép ghi nhận tới ngày 7/7/2025. Nguồn: SteelOnline
Arab Saudi tăng giá dầu thêm 1 USD/thùng sau khi OPEC+ quyết định nâng sản lượng 548.000 thùng/ngày trong tháng 8.
Nhà xuất khẩu cà phê Grupo Tristao của Brazil nhận định sản lượng cà phê tại bang Espirito Santo có thể vượt Việt Nam trong vài năm tới, khi công ty này lên kế hoạch xây dựng một nhà kho lớn mới trong khu vực nhằm đáp ứng sự gia tăng nguồn cung.
Giá thịt heo tiếp tục duy trì ổn định tại hệ thống cửa hàng WinMart. Theo ghi nhận mới nhất, thịt nạc dăm heo được bán với giá 157.520 đồng/kg.
Theo khảo sát, giá phân bón hôm nay (7/7) đứng yên tại khu vực miền Trung và Tây Nam Bộ. Theo đó, giá phân NPK 16 - 16 - 8 không ghi nhận thay đổi mới, dao động khoảng 700.000 - 740.000 đồng/bao.