Theo khảo sát, giá tiêu sáng nay tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định trong khoảng 136.500 – 138.500 đồng/kg.
Cụ thể, Đắk Lắk vẫn là địa phương có giá thu mua cao nhất ở mức 138.500 đồng/kg. Ngược lại, Gia Lai hiện đang ghi nhận mức giá thấp nhất là 136.500 đồng/kg.
Tại Đắk Nông, giá tiêu đang được giao dịch ở mức 138.000 đồng/kg.
Còn ở khu vực Đông Nam Bộ, giá tiêu phổ biến ở mức 137.000 đồng/kg tại các địa phương như Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Phước.
Thị trường (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua ngày 25/7 (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với ngày hôm trước (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
138.500 |
- |
Gia Lai |
136.500 |
- |
Đắk Nông |
138.000 |
- |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
137.000 |
- |
Bình Phước |
137.000 |
- |
Đồng Nai |
137.000 |
- |
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Indonesia ở mức 7.154 USD/tấn, tăng nhẹ 5 USD/tấn so với phiên giao dịch trước. Đây cũng là phiên tăng giá thứ ba liên tiếp của thị trường này.
Trong khi đó, giá tiêu tại các quốc gia sản xuất hàng đầu khác nhìn chung vẫn ổn định. Tiêu đen ASTA Malaysia tiếp tục được báo giá ở mức 8.900 USD/tấn, trong khi tiêu đen Brazil ASTA đạt 6.000 USD/tấn.
Tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu duy trì trong khoảng 6.440 - 6.570 USD/tấn đối với tiêu đen loại 500 g/l và 550 g/l.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới |
|
Ngày 25/7 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
7.154 |
+0,08 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
6.000 |
- |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
8.900 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.440 |
- |
Tiêu đen Việt Nam (500 g/l) |
6.570 |
- |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok của Indonesia tăng 9 USD/tấn, lên mức 10.001 USD/tấn.
Còn tiêu trắng Malaysia ASTA và tiêu trắng Việt Nam không đổi ở mức 11.750 USD/tấn và 9.150 USD/tấn.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới |
|
Ngày 25/7 (ĐVT: USD/tấn) |
% thay đổi so với hôm trước |
|
Tiêu trắng Muntok Indonesia |
10.001 |
+0,09 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
11.750 |
- |
Tiêu trắng Việt Nam |
9.150 |
- |
Chia sẻ với chúng tôi, bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), cho biết nhu cầu dùng bị nén trong nửa đầu năm sẽ sớm được "giải phóng", tạo điều kiện cho thị trường phục hồi.
Chủ tịch Hiệp hội nhận định: “Nhu cầu tiêu dùng bị nén trong nửa đầu năm sẽ không thể bị kìm hãm lâu hơn nữa. Các nhà nhập khẩu buộc phải quay lại thị trường để bổ sung nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dùng cuối năm”.
Theo Bà Liên, thị trường đã bắt đầu xuất hiện tín hiệu tích cực trở lại: “Hiệp hội dự báo nửa cuối năm thị trường sẽ tốt lên và thực tế hiện tại thị trường cũng bắt đầu tốt dần”.
Báo cáo sơ kết của VPSA cho thấy, vụ thu hoạch hồ tiêu năm 2025 tại Việt Nam đã chính thức kết thúc với sản lượng ước đạt 180.000 tấn, giảm 10.000 tấn so với năm 2024. Mức giảm này phần lớn đến từ việc không có sự mở rộng diện tích trồng mới trong niên vụ vừa qua.
Dù giá hồ tiêu nhìn chung vẫn giữ được mức cao và ổn định so với cùng kỳ năm trước, song sức hút đầu tư vào hồ tiêu lại suy giảm đáng kể khi so sánh với các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn như sầu riêng và cà phê, vốn đang ghi nhận mức giá hấp dẫn và ổn định hơn trên thị trường.
Về điều kiện tự nhiên, thời tiết nắng hạn kéo dài đầu năm có ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển của cây tiêu, nhưng sau khi vụ thu hoạch kết thúc, thời tiết trở nên thuận lợi hơn. Không có hiện tượng thời tiết cực đoan hay mưa trái mùa nghiêm trọng, điều này hứa hẹn tạo điều kiện tốt cho vụ mùa tiếp theo.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh nguồn lực sản xuất nông nghiệp, việc tái đầu tư và phục hồi diện tích trồng tiêu vẫn còn nhiều hạn chế nếu không có tín hiệu thị trường tích cực hơn trong thời gian tới.
Giá thu mua hồ tiêu nội địa trong quý II/2025 ghi nhận nhiều biến động thất thường, phản ánh sự nhạy cảm của thị trường trước các yếu tố chính sách và tâm lý doanh nghiệp.
Trong tháng 4, giá tiêu duy trì ở mức ổn định tương đối cao, dao động quanh 153.000-155.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm tăng lên tới 157.000 đồng/kg vào cuối tháng 4.
Bước sang tháng 5, thị trường bắt đầu xuất hiện tín hiệu điều chỉnh giảm. Giá thu mua giảm nhẹ, bình quân chỉ còn 148.000-150.000 đồng/kg, trước khi tiếp tục lùi xuống 147.000 đồng/kg vào đầu tháng 6.
Đà giảm giá trở nên rõ rệt hơn khi thông tin áp thuế nhập khẩu của Mỹ đối với hồ tiêu Việt Nam lan rộng, khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã hoàn tất đơn hàng trước đó lựa chọn hạn chế mua vào, dẫn đến lực cầu trên thị trường nội địa suy yếu.
Đặc biệt, yếu tố khiến thị trường thêm phần trầm lắng là việc Luật Thuế GTGT sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Do chưa có hướng dẫn cụ thể từ cơ quan thuế, nhiều doanh nghiệp rơi vào thế bị động trong hoạt động giao dịch và kê khai, làm phát sinh tâm lý trì hoãn mua hàng.
Tác động kép này đã khiến giá hồ tiêu rơi sâu, chạm đáy 123.000 đồng/kg vào tuần thứ 3 của tháng 6, mức thấp nhất kể từ đầu năm. Tuy nhiên, đà giảm không kéo dài. Chỉ một tuần sau đó, giá tiêu nội địa bất ngờ phục hồi trở lại và đạt mức trung bình 140.000 đồng/kg, rồi ổn định quanh mức này cho tới thời điểm hiện tại.
Sự phục hồi nhanh chóng được cho là đến từ việc doanh nghiệp quay lại mua vào để dự trữ khi giá xuống quá thấp, cũng như kỳ vọng thị trường xuất khẩu sẽ sôi động trở lại trong quý IV khi các yếu tố chính sách dần được làm rõ và nhu cầu quốc tế tăng trở lại.
Giá vàng thế giới giảm gần 1% trong phiên cuối tuần, chịu áp lực từ đồng USD mạnh lên và những tiến triển tích cực trong đàm phán thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), khiến nhu cầu đầu tư vào tài sản an toàn như vàng suy yếu.
Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt kiến nghị Chính phủ cho phép chủ trương nghiên cứu nâng công suất Lò phản ứng khoảng 2 - 3 lần so với công suất 500 kWt hiện nay.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc khi hàng trăm tấn thanh long và hồ tiêu đang bị ùn ứ tại các kho lạnh, không thể xuất sang EU do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Giá sầu riêng hôm nay (25/7) ổn định ở mức thấp, dao động trong khoảng 20.000 - 80.000 đồng/kg. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc đang chú ý tới một giống mới - sầu riêng được trồng trong nước tại tỉnh Hải Nam.