Giá tôm chân trắng xuất khẩu sang Mỹ tăng liên tục kể từ tháng 2

Mỹ là thị trường lớn nhất của tôm chân trắng Việt Nam. Xuất khẩu sang Mỹ đã tăng trong tháng thứ 4 liên tiếp. Giá xuất khẩu sang Mỹ cũng ghi nhận tăng liên tục kể từ tháng 2 năm nay.

 

Sau khi đạt mức cao nhất trong hai năm vào tháng 6, xuất khẩu tôm chân trắng của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 7.

Giá cước vận tải biển tăng cao được cho là đang làm giảm nhu cầu. Mặc dù vậy một số người mua vẫn tăng cường nhận hàng do lo ngại giá cước tăng thêm. Từ 30.452 tấn xuất khẩu trong tháng 6, xuất khẩu tôm chân trắng của Việt Nam đã tăng lên 32.831 tấn vào tháng 7 - mức cao nhất kể từ đầu năm nay.

Ngoại trừ mức giảm nhẹ trong xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông (-4%) và EU (-6%), tháng 7 ghi nhận mức tăng ở các thị trường chính như Mỹ (+23%), Nhật Bản (+1%), Hàn Quốc (+15%) và Anh (+15%).

Mỹ là thị trường lớn nhất của tôm chân trắng Việt Nam. Xuất khẩu sang Mỹ đã tăng trong tháng thứ 4 liên tiếp. Giá xuất khẩu sang Mỹ cũng ghi nhận tăng liên tục kể từ tháng 2 năm nay.

 Nguồn: VASEP

Trên thị trường Mỹ, tôm chân trắng Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội so với các đối thủ cạnh tranh vì tôm Ecuador và Ấn Độ đang phải đối mặt với cảnh báo vấn đề lao động và an toàn thực phẩm. Nhu cầu tôm của Mỹ dự kiến sẽ tăng nhẹ trong quý III và giá dự kiến sẽ tăng từ tháng 7 trở đi do sức mua tăng từ các nhà nhập khẩu trước kỳ nghỉ lễ cuối năm.

Trong quý II, khối lượng tôm chân trắng xuất khẩu được cải thiện trong khi giá bán ít cải thiện. Tuy nhiên, giá xuất khẩu trung bình của tất cả các sản phẩm tôm chân trắng bán cho mọi thị trường vẫn giữ nguyên ở mức 8,1 USD/kg.

Tiêu thụ tôm chân trắng tại các thị trường dự kiến sẽ cải thiện khi bước vào mùa cao điểm lễ hội cuối năm. Lạm phát hạ nhiệt giúp cải thiện mức tiêu thụ.

Giá xuất khẩu tôm chân trắng sang thị trường Nhật dự kiến cũng tăng do các sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sẵn của Việt Nam vẫn được ưa chuộng, chi phí vận chuyển thấp hơn và đồng yên có khả năng tăng giá.

Tháng 7, doanh số bán tôm chân trắng của Việt Nam sang Trung Quốc giảm nhẹ xuống còn 5.700 tấn. Tuy nhiên, giá đã giảm 4,6% xuống còn 6,2 USD/kg. EU nhập khẩu 4.417 tấn tôm chân trắng Việt Nam, đánh dấu 3 tháng liên tiếp đạt mức cao so với những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024.

Giá xuất khẩu tăng 1,4% lên 7,1 USD/kg, nhưng vẫn ở mức thấp  so với những tháng trước COVID.

Tại Nhật Bản, khối lượng vẫn ổn định trong tháng 7 ở mức 3.655 tấn. Giá giảm 3,4%, đạt mức 8,5 USD/kg.

Còn tại Hàn Quốc, giá ổn định ở mức 7,1 USD/kg, trong khi khối lượng tăng lên 3.336 tấn - mức chưa từng thấy kể từ tháng 8/2023.

H.Mĩ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Giá heo hơi hôm nay (14/9): Đứng yên trên toàn quốc

Nhìn chung, giá giao dịch heo hơi hôm nay vẫn duy trì ổn định trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg. Hà Nội vẫn giữ vị trí dẫn đầu cả nước với giá thu mua 67.000 đồng/kg.

Mía đường Cao Bằng lo bị giải thể vì bị tranh mua nguyên liệu

Ông Nông Văn Thuyết, Chủ tịch HĐQT CTCP Mía đường Cao Bằng cho biết trong vụ ép 2023-2024 sản lượng mía tư thương xuất chính ngạch sang Trung Quốc đạt trên 30.000 tấn. Con số này, chiếm trên 20% tổng sản lượng mía nguyên liệu toàn vùng.

Dự báo giá heo hơi ngày 14/9: Thị trường có thể duy trì ổn định

Tại phiên sáng nay, giá heo hơi trên cả nước không ghi nhận biến động. Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi sẽ tiếp tục ổn định vào ngày mai do thị trường đang có dấu hiệu chững lại.

Hoa Kỳ nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá với thép chống ăn mòn

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết mới nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp nhận đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với thép chống ăn mòn (CORE).